Truyền thông Nga cho biết, Romania và Ukraine đang đàm phán để hợp tác phát triển sản xuất và hiện đại hóa tên lửa chống hạm Neptune.
Việc phát triển chung nhằm mục đích tăng cường khả năng phòng thủ của cả hai nước và tăng cường tiềm năng quân sự đôi bên.
Romania tin rằng tên lửa Neptune đã chứng tỏ mình là vũ khí phòng thủ chống hạm hiệu quả và việc cải tiến thêm nữa có thể tăng đáng kể đặc tính chiến đấu và tầm bắn của nó.
Theo đại diện Bộ Quốc phòng Romania, dự án sẽ không chỉ bao gồm việc hiện đại hóa các công nghệ hiện có, mà còn phát triển các bộ phận mới giúp tăng tầm bắn và sức mạnh của tên lửa này.
Tên lửa Neptune đang trở thành ngôi sao sáng của nền công nghiệp quốc phòng Ukraine. Loại vũ khí này đã thể hiện hiệu suất tốt trong thực chiến khi có thể tiêu diệt cả soái hạm, căn cứ quân sự, thậm chí là cả tổ hợp phòng không S-400.
Tên lửa Neptune do Cục Thiết kế Nhà nước Luch của Ukraine phát triển, có tầm bắn 280-300 km.
Theo các chuyên gia thuộc trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), tên lửa này có thể phóng đi từ cả mặt đất, trên biển, trên không.
Chuyên gia quốc phòng Ukraine Serhiy Sguretz nhận định, tên lửa Neptune được trang bị đầu đạn nổ mảnh uy lực và có khả năng bay theo quỹ đạo ở độ cao 10-30 m trên mặt biển.
Việc có quỹ đạo bay phức tạo đã tạo ra sự đe dọa đáng sợ cho chiến hạm đối phương.
Tên lửa diệt hạm Neptune được trang bị đầu đạn nổ mảnh khá uy lực có trọng lượng 145 kg.
"Tên lửa chống hạm mới này cung cấp khả năng phòng thủ đáng tin cậy cho biển Đen và biển Azov, có thể tấn công tàu đối phương ở khoảng cách tới 300 km nếu cần thiết, thậm chí ngay cả khi chúng đang neo đậu trong cảng", ông Turchyno, Thư ký hội đồng Quốc phòng An ninh Quốc gia Ukraine từng cho biết.
Tên lửa diệt hạm Neptune được trang bị động cơ tuốc bin khí cho vận tốc tối đa Mach 0,8.
Trên thân tên lửa có 4 cánh để tạo lực nâng, 4 cánh lái ở đuôi và 4 cánh ổn định lắp trên động cơ phóng.
Dự án phát triển tên lửa Neptune đã được Ukraine công bố từ trước năm 2014, nhưng sự kiện Nga sáp nhập Crimea đã đẩy nhanh quá trình hoàn thiện loại vũ khí này.
Neptune được Ukraine phát triển trên nền tảng tên lửa diệt hạm cận âm 3M24 Uran, vốn ra đời từ thời Liên Xô và được biên chế trong hải quân nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay.
Nhà sản xuất cho biết tên lửa Neptune được cải tiến đáng kể về tầm bắn và hệ thống điện
Quả đạn được đẩy khỏi ống phóng bằng tầng đẩy sơ tốc dùng nhiên liệu rắn, trước khi động cơ phản lực turbine MS-400 được kích hoạt.
Tổ hợp phòng thủ bờ biển Neptune gồm xe chở đạn kiêm bệ phóng USPU-360 mang được 4 tên lửa, xe chở và nạp đạn TZM-360, xe chỉ huy RCP-360 và xe radar dẫn bắn Mineral-U.4 t
Việc phát triển thành công tên lửa Neptune cho thấy nỗ lực của Ukraine trong việc nâng cao sức mạnh quân đội sau thời kỳ dài trì trệ.
Tuy vậy giới hạn về tài chính đã khiến cho loại tên lửa diệt hạm này đã không được sản xuất với số lượng lớn trước khi xung đột với Nga nổ ra.
Tên lửa Neptune được Ukraine sử dụng tích cực trong cuộc xung đột với Nga.
Loại tên lửa này được cho là đã phá hủy nhiều mục tiêu quan trọng của Nga bao gồm tàu chiến, căn cứ quân sự.
Thậm chí loại tên lửa này được cho là vừa tiêu diệt cả tổ hợp phòng không S-400 của Nga đóng tại Crimea.
Hiện Nga chưa lên tiếng về các thiệt hại được cho là bởi tên lửa Neptune - loại vũ khí được cho là ngôi sao sáng của nền công nghiệp quốc phòng Ukraine - gây ra.