Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Tên lửa SM-3 sẽ có tính linh hoạt vượt trội so với hiện nay khi được tích hợp vào bệ phóng dạng container Mk 70.
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
Hải quân Mỹ đã lần đầu tiên thực hiện vụ phóng tên lửa phòng không RIM-161 Standard Missile 3 (SM-3) từ bệ phóng Mk 70 có hình dáng như một container chở hàng thông thường.
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
Vụ phóng tên lửa RIM-161B SM-3 Block IA từ bệ phóng Mk 70 Mod 1 diễn ra trong cuộc tập trận hải quân mang tên Pacific Dragon 2024, quả đạn đã đánh trúng mục tiêu đạn đạo IAMD-T thế hệ mới nhất, mô phỏng tên lửa liên lục địa siêu thanh .
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
Các tàu khu trục của Hải quân Mỹ và đồng minh đó là USS Carl M. Levin (DDG 120), USS Kidd (DDG 100), USS Shiloh (CG 67), HMAS Sydney (DDG 42), ITS Montecuccoli (P432), JS Haguro (DDG 180), ROKS Yulgok Yi I (DDG 992) và HNLMS Tromp (F803) đã được huy động.
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
Bên cạnh đó, máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm (AWACS) E-7A Wedgetail của Không quân Hoàng gia Australia, máy bay tuần tra chống ngầm P-8A của Hải quân Mỹ và UAV trinh sát MQ-9 của Không quân Vệ binh Quốc gia California cũng tham gia cuộc tập trận.
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
Theo thông báo từ Hải quân Mỹ, bệ phóng Mk 70 là phiên bản có dạng container của hệ thống phóng thẳng đứng Mk 41 tiêu chuẩn, có thể chứa tới 4 tên lửa trong một cụm ống phóng.
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
Những bệ phóng dạng container như vậy có thể được vận chuyển trên xe tải, xe lửa, tàu thủy và được triển khai trên boong tàu hoặc trên đất liền, chúng có mức độ ngụy trang cao, khiến đối phương rất khó nắm bắt.
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
Bệ phóng Mk 70 có thể bắt đầu được phát triển từ năm 2019, khi cuộc thử nghiệm hỏa lực mặt đất đầu tiên đối với tên lửa RIM-174 SM-6 được tiến hành. Hệ thống này được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông vào năm 2021, trong buổi bắn đạn thật của tàu USV Ranger.
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
Cơ cấu phóng tên lửa đặc biệt nói trên đã được chứng minh thêm lần nữa vào năm 2022, khi một khẩu đội được triển khai ở châu Âu, lần này là với container Mk 70 được gắn trên xe tải sơ mi rơ moóc thuộc thành phần hệ thống Typhon.
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
Sang tới năm 2023, hệ thống phóng tên lửa cơ động đặc biệt này lại được thử nghiệm trên chiếc LCS-28 mang tên USS Savannah, đây là một tàu chiến ven biển lớp Independence của Hải quân Mỹ.
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
Những bệ phóng dạng container nói trên theo nhận xét sẽ mang lại tính linh hoạt cao và mức độ bí mật cho Hải quân Mỹ khi phải thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt, sẽ gây bất ngờ cho đối phương bởi ít ai ngờ tên lửa tối tân lại xuất hiện bất thình lình.
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
Vấn đề nữa cần nói đến là Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ đã trao hợp đồng trị giá 2,1 tỷ USD cho Tập đoàn Raytheon để sản xuất số lượng lớn tên lửa đánh chặn tầm cao SM-3 Block IB.
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
SM-3 là tên lửa đánh chặn đạn đạo duy nhất có thể phóng trên mặt đất và trên biển, nó được triển khai trên toàn thế giới và đã có hơn 30 lần đánh chặn thành công ngoài khí quyển, trong việc chống lại các mục tiêu là tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
"Quy trình mua sắm này là một chiến thắng có lợi cho cả chính phủ và ngành công nghiệp quốc phòng", Tiến sĩ Mitch Stevison - Phó chủ tịch của Raytheon Strategic và Naval Systems cho biết.
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
"Hiệu quả đạt được từ hợp đồng này sẽ cho phép giảm thiểu chi phí, tiếp tục cải thiện tên lửa SM-3 và cung cấp một khả năng quan trọng cho quân đội của chúng tôi", ông Stevison nói rõ.
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container
Tên lửa SM-3 bội phần nguy hiểm khi được triển khai từ bệ phóng container