Một chuyên gia công nghệ quân sự cấp cao của Mỹ đã xác nhận rằng việc Nga đặt lốp xe lên máy bay ném bom và các máy bay khác là nhằm gây nhầm lẫn cho các thiết bị tìm kiếm với khả năng khớp hình ảnh trên các loại đạn dược đang bay tới.
Không rõ liệu biện pháp này có hiệu quả hay không nhưng nó trùng hợp với thông báo của Ukraine rằng họ đã sửa đổi tên lửa hành trình chống hạm R-360 Neptune để tấn công các mục tiêu trên đất liền.
Theo The Drive, lớp phủ bằng lốp ô tô có thể nhằm mục đích phá vỡ tín hiệu hồng ngoại của máy bay, vốn được tên lửa hành trình sử dụng để nhận dạng mục tiêu.
Lần đầu tiên người ta thấy Nga sử dụng lốp xe để giúp bảo vệ máy bay ném bom Tu-95 và Tu-160 tại Căn cứ Không quân Engels-2 khỏi bị tấn công vào mùa thu năm 2023.
Điều này diễn ra sau nhiều cuộc tấn công bằng máy bay không người lái kamikaze tầm xa của Ukraine vào căn cứ này, nằm cách biên giới với Ukraine khoảng 300 dặm. Hình ảnh về các loại máy bay khác của Nga được phủ lốp xe sau đó đã xuất hiện.
Lốp xe được làm bằng cao su có độ đàn hồi cao. Khi UAV tự sát va chạm với lốp xe, cao su sẽ hấp thụ năng lượng va chạm, làm giảm lực truyền tới máy bay. Điều này có thể giúp ngăn ngừa hư hỏng cánh và các bộ phận quan trọng khác của máy bay.
Tất nhiên đây không phải là biện pháp phòng thủ hoàn hảo. Hiệu quả còn phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm kích thước và tốc độ của máy bay không người lái, cũng như góc và vị trí va chạm.
Ngoài ra, còn có nguy cơ lốp xe có thể bốc cháy, gây nguy hiểm cho máy bay. Nhìn chung, việc đặt lốp ô tô trên cánh máy bay để phòng thủ là phương cách sáng tạo, dễ thực hiện
Tên lửa Neptune do Cục Thiết kế Nhà nước Luch của Ukraine phát triển, có tầm bắn 280-300 km.
Theo các chuyên gia thuộc trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), tên lửa này có thể phóng đi từ cả mặt đất, trên biển, trên không.
Chuyên gia quốc phòng Ukraine Serhiy Sguretz nhận định, tên lửa Neptune được trang bị đầu đạn nổ mảnh uy lực và có khả năng bay theo quỹ đạo ở độ cao 10-30 m trên mặt biển.
Việc có quỹ đạo bay phức tạo đã tạo ra sự đe dọa đáng sợ cho chiến hạm đối phương.
ên lửa diệt hạm Neptune được trang bị đầu đạn nổ mảnh khá uy lực có trọng lượng 145 kg.
"Tên lửa chống hạm mới này cung cấp khả năng phòng thủ đáng tin cậy cho biển Đen và biển Azov, có thể tấn công tàu đối phương ở khoảng cách tới 300 km nếu cần thiết, thậm chí ngay cả khi chúng đang neo đậu trong cảng", ông Turchyno, Thư ký hội đồng Quốc phòng An ninh Quốc gia Ukraine từng cho biết.
Tên lửa diệt hạm Neptune được trang bị động cơ tuốc bin khí cho vận tốc tối đa Mach 0,8.
Trên thân tên lửa có 4 cánh để tạo lực nâng, 4 cánh lái ở đuôi và 4 cánh ổn định lắp trên động cơ phóng.
Dự án phát triển tên lửa Neptune đã được Ukraine công bố từ trước năm 2014, nhưng sự kiện Nga sáp nhập Crimea đã đẩy nhanh quá trình hoàn thiện loại vũ khí này.
Neptune được Ukraine phát triển trên nền tảng tên lửa diệt hạm cận âm 3M24 Uran, vốn ra đời từ thời Liên Xô và được biên chế trong hải quân nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay.
Nhà sản xuất cho biết tên lửa Neptune được cải tiến đáng kể về tầm bắn và hệ thống điện tử, được thiết kế để tiêu diệt tàu mặt nước có lượng giãn nước lên tới 5.000 tấn.
Quả đạn được đẩy khỏi ống phóng bằng tầng đẩy sơ tốc dùng nhiên liệu rắn, trước khi động cơ phản lực turbine MS-400 được kích hoạt.
Tổ hợp phòng thủ bờ biển Neptune gồm xe chở đạn kiêm bệ phóng USPU-360 mang được 4 tên lửa, xe chở và nạp đạn TZM-360, xe chỉ huy RCP-360 và xe radar dẫn bắn Mineral-U.
Việc phát triển thành công tên lửa Neptune cho thấy nỗ lực của Ukraine trong việc nâng cao sức mạnh quân đội sau thời kỳ dài trì trệ.
Tuy vậy giới hạn về tài chính đã khiến cho loại tên lửa diệt hạm này đã không được sản xuất với số lượng lớn trước khi xung đột với Nga nổ ra.
Tên lửa Neptune được Ukraine sử dụng tích cực trong cuộc xung đột với Nga.
Loại tên lửa này được cho là đã phá hủy nhiều mục tiêu quan trọng của Nga bao gồm tàu chiến, căn cứ quân sự.
Thậm chí loại tên lửa này được cho là vừa tiêu diệt cả tổ hợp phòng không S-400 của Nga đóng tại Crimea.
Hiện Nga chưa lên tiếng về các thiệt hại được cho là bởi tên lửa Neptune - loại vũ khí được cho là ngôi sao sáng của nền công nghiệp quốc phòng Ukraine - gây ra.