- Nga có thực sự tăng sản lượng xe tăng lên 3,6 lần và UAV gấp… 53 lần?
- Đạn pháo của T-72 không phá hủy được xe chiến đấu Bradley 'giáp nhôm'
- Pháo tự hành AS-90 có màn thể hiện 'cực kỳ thất vọng'
|
Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) Challenger 1 của Anh đang được sửa chữa, phục hồi, hiện đại hóa một phần và London dự kiến sẽ cung cấp chúng dưới dạng viện trợ quân sự. |
|
Về mặt khách quan, những chiếc Challenger 1 tỏ ra tốt hơn gấp nhiều lần khi đặt cạnh Leopard 1 và tất cả các loại xe tăng đã ngừng hoạt động khác trên khắp thế giới. |
|
Tổng cộng 420 xe tăng Challenger 1 được tạo ra và từ năm 1983 đến 2001, phục vụ trong Quân đội Anh, hiện tại chúng đã được thay thế bằng Challenger 2. |
|
Ước tính 402 chiếc (theo các nguồn khác là 392), trong thời kỳ 1999 - 2002 đã được Anh mang đi viện trợ cho Jordan, nơi những cỗ máy này đã trải qua quá trình chỉnh sửa để thích nghi với điều kiện khí hậu nóng và được đặt tên là Al-Hussein. |
|
Như vậy số lượng xe tăng này còn lại ở Vương quốc Anh là 18 (hoặc 28) chiếc. Con số này không bao gồm xe công binh BRAM dùng chung khung gầm với Challenger 1, (Quân đội Anh vẫn còn khoảng 80 chiếc đang hoạt động). |
|
Nhưng Jordan đã lên kế hoạch đưa tất cả các xe tăng Challenger 1 (Al-Hussein) vào kho lưu trữ từ đầu năm 2023, thay thế chúng bằng chiếc Leclerc do Pháp sản xuất, lấy từ trang bị mà UAE loại ra. |
|
Theo Military Balance 2022, số lượng Challenger 1 còn phục vụ của Jordan vào khoảng 80 chiếc, và về lý thuyết, toàn bộ đội xe 400 chiếc hoàn toàn có thể được trả lại cho Vương quốc Anh. |
|
Kịch bản này đã được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông phương Tây vào đầu năm nay, khi liên doanh Rheinmetall và BAE Systems, RBSL của Anh đề xuất hiện đại hóa chúng. |
|
Cần lưu ý, Challenger 1 mặc dù đã ngừng hoạt động nhưng không thể bị gọi là một cỗ máy lỗi thời. Xe tăng này có giáp nhiều lớp kiểu Chobham, sau này được sử dụng trong Challenger 2 và Abrams, với đặc tính bảo vệ vượt trội so với giáp thép thông thường. |
|
Pháo chính của Challenger 1 là loại L11A5 120 mm với chiều dài nòng gấp 55 lần đường kính (L/55). Chỉ đến năm 1998, nó mới được thay thế bằng khẩu L30 trên Challenger 2. |
|
Đầu đạn của cả hai xe tăng đều được thống nhất, chỉ khác phần liều phóng. Đồng thời đạn xuyên dưới cỡ L26A1 khi bắn từ khẩu L11, theo thông tin so sánh, chỉ kém hiệu quả hơn 10% so với bắn từ L30. |
|
Pháo khá mạnh kết hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến, được tích hợp thiết bị ngắm ảnh nhiệt, máy đo khoảng cách bằng laser và máy tính đường đạn mang lại độ chính xác và uy lực rất cao cho chiếc MBT này. |
|
Ngoài ra cần phải nói thêm, chính Challenger 1 đã giữ kỷ lục về việc tiêu diệt một xe tăng T-55 của Iraq trong chiến dịch "Bão táp sa mạc" từ khoảng cách lên tới 4,7 km. |
|
Khả năng di chuyển của Challenger 1 được cung cấp bởi động cơ diesel Perkins Condor CV12, dung tích 26 lít, công suất 1.200 mã lực. Với trọng lượng 62 tấn, điều này mang lại công suất cụ thể ở mức 19,3 hp/t. |
|
Con số này thậm chí cao hơn hiệu suất của Challenger 2 khi chiến xa thế hệ sau chỉ đạt 18,7 hp/t. Trong khi đó, chỉ số tương tự của xe tăng T-64BV ở mức 16,4 hp/t. |
|
Động cơ được kết hợp với hộp số tự động TN37 của David Brown Defense Equipment Limited có 4 số tiến và 3 số lùi. Tốc độ tối đa là 56 km/h, đồng thời hệ thống treo thủy khí xoắn của xe tăng đảm bảo khả năng di chuyển nhanh trên địa hình gồ ghề với độ ổn định lớn. |
|
Nếu hơn 400 xe tăng Challenger 1 được hiện đại hóa và viện trợ, chúng sẽ vẫn là đối thủ lớn của T-90M Proryv do Nga sản xuất, bất chấp sự chênh lệch về "tuổi tác" của hai dòng MBT là khá cao. |