Quyết định lựa chọn hệ thống phòng không SAMP/T đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Brussels đồng thời củng cố quan hệ đối tác chiến lược với các nước láng giềng châu Âu, đặc biệt là Pháp.
Đáng chú ý, đây sẽ là lần đầu tiên Bỉ tự trang bị cho mình một hệ thống phòng không tầm trung. Hợp đồng có thể được công bố trong những tuần tới, sau khi chính phủ liên minh mới được thành lập tại Bỉ.
Quyết định hợp tác với hãng sản xuất MBDA của Bỉ diễn ra trong bối cảnh lo ngại về an ninh gia tăng ở châu Âu, thúc đẩy việc tăng cường năng lực quân sự quốc gia và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên EU.
Bằng cách lựa chọn hệ thống phòng không SAMP/T, Brussels tham gia vào nhóm các quốc gia châu Âu đã sử dụng hệ thống này, bao gồm Pháp và Ý, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp hệ thống và chia sẻ dữ liệu trên khắp lục địa.
Kể từ tháng 1/2016, Bỉ đã thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng trong việc mua hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, một ưu tiên được Bộ trưởng Quốc phòng Steven Vandeput khi đó nêu bật.
Mục tiêu này là một phần của kế hoạch chiến lược tới năm 2030 nhằm hiện đại hóa lực lượng vũ trang Bỉ và đóng góp vào sáng kiến phòng thủ tên lửa đạn đạo của NATO, vốn được đưa ra vào năm 2010.
Vào tháng 2/2016, ông Vandeput đã thảo luận với ủy ban quốc phòng về việc mua hệ thống phòng không hiện đại. Vào thời điểm đó, các hệ thống tiềm năng bao gồm Patriot của Raytheon, SAMP/T của MBDA và MEADS của Lockheed Martin.
SAMP/T là một hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không được thiết kế để bảo vệ các vị trí chiến lược và lực lượng được triển khai khỏi nhiều mối đe dọa trên không, bao gồm tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo chiến thuật và cả máy bay có người lái và không người lái.
Được phát triển bởi MBDA, SAMP/T có khả năng chống lại các mối đe dọa trong phạm vi 600 km và được thiết kế để hoạt động hiệu quả trong môi trường có nhiễu điện tử và biện pháp đối phó cao.
Hệ thống này sử dụng đạn tên lửa Aster 30, sử dụng động cơ đẩy kép và công nghệ dẫn đường tiên tiến để đánh chặn chính xác, và radar Arabel, cung cấp khả năng phát hiện và theo dõi đa chức năng.
Biến thể SAMP/T NG (Thế hệ mới) với nâng cấp đáng kể, bao gồm tên lửa Aster Block 1 NT với đầu dò tiên tiến, được cải tiến và mô-đun chỉ huy và điều khiển mới.
Radar AESA của hệ thống đảm bảo phạm vi phủ sóng 360 độ, trong khi tám bệ phóng thẳng đứng, mỗi bệ mang theo các tên lửa Aster 30 sẵn sàng bắn, cho phép tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc.
Hệ thống SAMP/T có tính cơ động cao, với các thành phần được gắn trên xe tải quân sự, giúp triển khai nhanh chóng và tích hợp vào các kiến trúc phòng không rộng hơn của NATO.
Quyết định mua SAMP/T là một phần trong hợp tác quốc phòng rộng lớn hơn giữa Bỉ và Pháp, khi hai nước hướng đến mục tiêu hài hòa hóa các nỗ lực và tối ưu hóa nguồn lực để đáp ứng nhu cầu an ninh ngày càng tăng của châu Âu.
Bằng cách lựa chọn SAMP/T thay vì Patriot của Mỹ, Bỉ ủng hộ một giải pháp của châu Âu, ngoài các lợi thế về mặt kỹ thuật, có thể củng cố chủ quyền chiến lược của châu lục này.
Hợp đồng này dự kiến có giá trị lên tới vài trăm triệu euro, mặc dù số lượng chính xác các hệ thống sẽ được mua vẫn chưa được xác định.
Một hệ thống SAMP/T hoàn chỉnh ước tính có giá khoảng 500 triệu đô la, so với khoảng 1 tỷ đô la cho một hệ thống Patriot.
Đổi lại khoản đầu tư này, Bỉ đặt mục tiêu đảm bảo có mạng lưới thống phòng thủ hiện đại.
MBDA, với kinh nghiệm trong phát triển hệ thống tên lửa và vai trò chủ chốt trong kiến trúc quốc phòng của châu Âu, có vị thế tốt để đáp ứng nhu cầu của Bỉ.
Công ty đã chứng minh cam kết giải quyết các thách thức phòng thủ tên lửa của châu Âu thông qua các dự án họ đã thực hiện thành công tại Pháp và Ý.
Được hỗ trợ bởi quỹ quốc phòng châu Âu, dự án mủa SAMP/T phù hợp với các nỗ lực tăng cườn năng lực phòng thủ hiện tại của Bỉ cũng như mạng lưới phòng thủ NATO tại châu Âu.