Kênh Telegram Iznanka của Nga ngày 25/10 công bố video cho thấy máy bay không người lái (UAV) của nước này theo dõi một bệ phóng tên lửa phòng không IRIS-T tại khu vực gần làng Velikaya Kostromka, tỉnh Dnipro.
"Những tổ hợp này giờ trở nên hiếm hoi, kíp lái cũng rất sợ bị tên lửa Iskander tập kích nên họ dừng lại nhiều lần khi tới vị trí triển khai", kênh Iznanka cho biết.
"Họ dừng lại ở bìa rừng, giả vờ triển khai, sau đó tới chỗ khác và lặp lại hành động này", kênh Iznanka cho biết thêm.
Khi tới điểm dừng thứ ba, kíp vận hành Ukraine quyết định triển khai xe phóng và "UAV Lancet lao tới chỗ đó". Video do UAV trinh sát ghi lại cho thấy xe phóng bốc cháy sau đòn tập kích trong thời gian tương đối lâu.
Ukraine chưa bình luận về thông tin trên. Bộ Quốc phòng Nga ngày 25/10 thông báo cánh quân Dnepr phá hủy một bệ phóng IRIS-T của Ukraine, song không nêu địa điểm cụ thể.
Ukraine chưa bình luận về thông tin trên. Bộ Quốc phòng Nga ngày 25/10 thông báo cánh quân Dnepr phá hủy một bệ phóng IRIS-T của Ukraine, song không nêu địa điểm cụ thể.
UAV tự sát Lancet liên tục được Nga cải tiến, trở thành một trong những vũ khí đáng sợ nhất trong xung đột Đông Âu. Hiện vẫn chưa có biện pháp để đối phó hiệu quả với dòng vũ khí này.
UAV tự sát Lancet được Nga tung vào xung đột Đông Âu vào tháng 7/2022.
Ngay khi tham chiến, UAV tự sát Lancet đã phá hủy hàng trăm khí tài, trong đó chủ yếu là pháo tự hành và lựu pháo, tổ hợp phòng không, hệ thống tác chiến điện tử, xe tăng thiết giáp, pháo phản lực và ngay cả tiêm kích MiG-29.
Ngay khi tham chiến, UAV tự sát Lancet đã phá hủy hàng trăm khí tài, trong đó chủ yếu là pháo tự hành và lựu pháo, tổ hợp phòng không, hệ thống tác chiến điện tử, xe tăng thiết giáp và ngay cả tiêm kích MiG-29.
Giới chức Ukraine cũng nhiều lần thừa nhận hiểm họa từ UAV tự sát Lancet.
Trong bài viết về thách thức công nghệ trên chiến trường đăng ngày 1/11/2023, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine lúc đó, ông Valeri Zaluzhny cho rằng UAV tự sát Lancet là vũ khí "rất khó đối phó".
Hiệu quả tác chiến cao đã thúc đẩy Nga mở rộng dây chuyền chế tạo Lancet. Kênh truyền hình quốc gia Nga Rossiya-1 hồi tháng 7/2023 cho biết sản lượng của dòng UAV này đã tăng hơn 50 lần kể từ khi chiến sự bùng phát.
Phần cứng và phần mềm của Lancet cũng liên tục được nâng cấp, giúp tăng tầm bay và độ chính xác cho chúng.
Kích thước nhỏ, chế tạo từ vật liệu tổng hợp và độ bộc lộ hồng ngoại rất thấp của UAV tự sát Lancet giúp nó khó bị phát hiện bởi radar và các hệ thống phòng không.
Chi phí thấp và số lượng lớn của dòng UAV này khiến binh sĩ Ukraine ngần ngại khai hỏa tên lửa phòng không đắt tiền để đánh chặn.
Quân đội Ukraine hiện nay chủ yếu dựa vào các khẩu đội phòng không trang bị pháo ZU-23 từ thời Liên Xô để đối phó Lancet. Họ đôi khi thông báo bắn hạ được UAV tự sát Lancet, nhưng thường cũng rất khó để đánh chặn.
Một giải pháp đối phó khác là tác chiến điện tử, nhằm chế áp hệ thống định vị của Lancet và ngăn nó tiếp cận vị trí mục tiêu.
Phiên bản Lancet mới nhất tham chiến tại Ukraine được bổ sung khả năng tự động phát hiện và bám bắt mục tiêu, không cần chỉ thị từ kíp điều khiển.
Dù vậy, tổng công trình sư Zakharov nói rằng các biện pháp tác chiến điện tử của Ukraine hiện nay gần như vô tác dụng với UAV tự sát Lancet, vì toàn bộ hệ thống điện tử nằm trên máy bay và không đòi hỏi kết nối với người điều khiển.
"Họ cũng không thu được lợi ích gì từ mổ xẻ phi cơ, vì nó được trang bị hàng loạt biện pháp bảo mật ở nhiều cấp độ", ông cho biết.
Khi các biện pháp ngăn chặn từ xa thất bại, binh sĩ Ukraine đã nghĩ ra cách gắn lưới thép để bảo vệ khí tài khỏi đòn đánh của UAV tự sát Lancet. Đây từng được coi là biện pháp thô sơ nhưng đạt hiệu quả cao nhất.
Nhưng sự xuất hiện của mẫu UAV tự sát Lancet dùng cảm biến LIDAR và đầu nổ EFP dường như cũng đã vô hiệu hóa phương án này.
Hiện nay Nga vẫn đang đẩy mạnh việc sản xuất UAV tự sát Lancet để phục vụ cho chiến dịch đặc biệt, cũng như sẵn sàng xuất khẩu dòng vũ khí lợi hại này.