- Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2024 tạo bước ngoặt trong địa chính trị toàn cầu
- Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị BRICS mở rộng
- Điều gì xảy ra khi Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS?
Quang cảnh Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Kazan, Nga ngày 23-10-2024 |
Chiều 31-10, tại họp báo thường kỳ, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin Việt Nam nằm trong danh sách các nước đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS), và triển vọng hợp tác của Việt Nam với khối này, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết:
“Là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã, đang và sẽ tích cực đóng góp có trách nhiệm và tích cực vào các cơ chế, tổ chức diễn đàn đa phương, đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và trên thế giới, phù hợp với nhu cầu và lợi ích của Việt Nam.
Việt Nam sẽ nghiên cứu các thông tin về cơ chế của BRICS. Việc Việt Nam tham gia vào các cơ chế hợp tác đa phương, khu vực và quốc tế luôn được nghiên cứu và xem xét trên cơ sở phù hợp với lợi ích và điều kiện, khả năng của Việt Nam.
Đồng thời, việc này cũng thể hiện đường lối nhất quán về đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, là bạn, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”.
BRICS hiện nay bao gồm 9 thành viên: Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Brazil, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Ai Cập, Nam Phi, Iran và Ethiopia. Đáng chú ý, khối này có 4 trong số 11 nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong đó Trung Quốc và Nga nắm giữ ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.