- Đức-Ba Lan bất hòa sau khi cấp vũ khí cho Ukraine
- Mỹ viện trợ khủng giúp Ukraine đủ lực đương đầu với Nga
- Xung đột Nga-Ukraine: Mỹ giúp Ukraine mở cửa Biển Đen?
|
Trong bối cảnh Nga đang mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, chính phủ Thụy Điển và Phần Lan đã nộp đơn chính thức tại Brussels trong tuần này để gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) với hy vọng họ sẽ nhanh chóng trở thành thành viên của liên minh quân sự phương Tây. |
|
Nhưng một số chuyên gia Mỹ tỏ ra nghi ngờ về việc liệu một quyết định như vậy có thể được coi là cần thiết và hợp lý hay không. Bên cạnh đó, ngay trong nội bộ NATO cũng đang có những bất đồng về việc kết nạp hai thành viên này, điển hình trong đó là Thổ Nhĩ Kỳ. |
|
Theo giới chức Ankara, lí do Thổ Nhĩ Kỳ phản đối là do Phần Lan và Thụy Điển không có “lập trường rõ ràng dứt khoát” chống lại “Đảng Công nhân người Kurd” (PKK) và Mặt trận Giải phóng Nhân dân Cách mạng (DHKP/C), các nhóm bị Ankara coi là “tổ chức khủng bố”. |
|
Hai nước Bắc Âu vốn có lịch sử cấp phép tị nạn chính trị cho người dân từ Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là người Kurd - điều mà nước này “không thể chấp nhận được”. Ankara yêu cầu Stockhom và Helsinki “công khai lên án không chỉ PKK mà cả các chi nhánh của tổ chức này trước khi được phép gia nhập khối”. |
|
Ngoài ra, Bộ trưởng Ngoại giao Mevlut Cavusoglu cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ cũng muốn Phần Lan và Thụy Điển phải hủy bỏ các hạn chế thương mại mà họ đã áp đặt đối với Ankara, khi những nước này hưởng ứng lệnh trừng phạt của Mỹ trong thương vụ nước này mua hệ thống phòng không S-400 Triumph của Nga. |
|
Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng ra điều kiện Mỹ phải gỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với nước này sau khi họ mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 từ Nga, mà tiêu biểu là phải cho Ankara trở lại chương trình máy bay tiên tiến F-35 Lightning II mà nước này đã bị loại hồi năm ngoái. |
|
Thổ Nhĩ Kỳ cũng nêu yêu cầu với Mỹ về việc mua hàng chục máy bay chiến đấu F-16 và các bộ nâng cấp cho phi đội hiện có, cũng đã bị đình chỉ trong các lệnh trừng phạt kể trên. |
|
Bình luận về việc này, Fox News đã có bài bình luận về điều này. Theo bài viết trên trang web của kênh truyền hình Mỹ, "vũ khí bí mật" của Nga trong NATO chính là Thổ Nhĩ Kỳ, bằng chứng là lập trường của Ankara về Ukraine và việc mở rộng liên minh này. |
|
Theo bài viết, quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ về việc chặn Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO không phải là hành động đầu tiên của chính quyền Ankara chống lại phương Tây. |
|
Tác giả lưu ý rằng, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu gây mất ổn định liên minh vào năm 2016, sau khi một bộ phận quân nhân muốn lật đổ ông, mà theo cáo buộc của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, những người này được sự ủng hộ và hậu thuẫn trực tiếp của Mỹ. |
|
Chính quyền của ông Recep Tayip Erdogan cũng không áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại người đồng cấp Nga Vladimir Putin, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào tháng 3/2014 và kích động dấy lên cuộc nội chiến ở vùng Donbass, miền đông Ukraine. |
|
Sau đó, chính quyền Ankara đã quyết tâm mua số lượng lớn các hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga, bất chấp sự ngăn cản của các đồng minh trong khối NATO, buộc Mỹ phải áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2020, mà điển hình là việc loại nước này khỏi chương trình chế tạo và sản xuất F-35 Lightning II. |
|
Các chuyên gia được Fox News phỏng vấn tin rằng, ông Erdogan đang tìm kiếm lợi ích trong mọi khía cạnh. Đầu tiên, ông sử dụng các hiệp hội phương Tây để làm lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó lại đối đầu với họ để bảo vệ lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ trong quan hệ với Nga. |
|
Do đó, một số chuyên gia phương Tây đã gọi Thổ Nhĩ Kỳ là “vũ khí bí mật của Nga trong NATO”, thậm chí là gọi nhà lãnh đạo Erdogan là “người bạn trong NATO của Putin”. |
|
Tuy nhiên, bài báo trên Fox News cũng nhận định rằng, cuối cùng thì Ankara cũng sẽ ủng hộ việc mở rộng NATO, nhưng vào thời điểm hiện nay, các tranh chấp với Thổ Nhĩ Kỳ trong liên minh đang có lợi cho Tổng thống Nga Vladimir Putin. Và đến khi đạt được đồng thuận thì lợi ích của NATO cũng đã bị sứt mẻ quá nhiều. |