Ngày 11-9, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đã tới dự lễ kỷ niệm tại Đài tưởng niệm và Bảo tàng 11-9 ở Manhattan, thành phố New York
Tại sự kiện, bà Harris - ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ và ông Trump - ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa đã bắt tay và trao ngắn với nhau, dù trước đó hai bên đã có cuộc tranh luận gay gắt vào tối 10-9
Ngoài các quan chức Chính phủ Mỹ, buổi lễ kỷ niệm còn có sự tham dự của nhiều người thân các nạn nhân và cả những người sống sót sau vụ tấn công
Những người tham dự đeo dải ruy băng nhỏ màu xanh trên áo, cùng theo dõi tên của gần 3.000 nạn nhân vụ tấn công vào tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới được đọc lên
Các thành viên của Sở cứu hỏa New York cầm quốc kỳ Mỹ trong buổi lễ kỷ niệm
Cựu Thị trưởng thành phố New York, ông Rudy Giuliani mặc niệm tưởng nhớ các nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố
Bà Imelda Reyes, vợ của nạn nhân Leobardo Lopez Pascual, cùng các thành viên khác trong gia đình đặt hoa lên đài tưởng niệm tưởng nhớ ông
Dù 23 năm đã trôi qua, nhưng thảm kịch khủng bố ngày 11-9-2001 mãi là ký ức đau buồn không thể nào quên đối với người dân Mỹ
Tổng thống Biden không có bài phát biểu tại khu vực số 0 - nơi được xây dựng trên nền tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới bị 2 máy bay của bọn khủng bố đâm vào và đổ sập. Thay vào đó, những người thân của các nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố 23 năm trước đã đọc to tên của những nạn nhân
Sau New York, ông Biden và bà Harris di chuyển bằng máy bay đến Shanksville, bang Pennsylvania, nơi chuyến bay số hiệu 93 của United Airlines bị bọn khủng bố kiểm soát, lao xuống cánh đồng
Ông Biden và bà Harris sau đó đến đài tưởng niệm tại Lầu Năm Góc
Đây là nơi 1 chiếc máy bay bị bọn khủng bố kiểm soát đâm vào phía Tây trụ sở này khiến 64 người trên máy bay và 125 người dưới đất thiệt mạng
“Vào ngày này 23 năm trước, những kẻ khủng bố tin rằng chúng có thể bẻ gãy ý chí của chúng ta và bắt chúng ta phải khuất phục. Chúng đã sai. Chúng sẽ luôn sai. Trong những giờ phút đen tối nhất, chúng ta đã tìm thấy ánh sáng và trước nỗi sợ hãi, chúng ta đã đoàn kết lại để bảo vệ đất nước và giúp đỡ lẫn nhau”, ông Biden phát biểu
Thảm kịch 11-9-2001 là cuộc tấn công khủng bố chết chóc nhất trong lịch sử Mỹ
Tòa tháp thứ hai của Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York của Mỹ bốc cháy sau khi bị 1 chiếc máy bay do không tặc điều khiển đâm vào ngày 11-9-2001
Người dân bàng hoàng khi tận mắt chứng kiến tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ
Khói đen nghi ngút bốc lên từ các tòa tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới
Nhiều người mắc kẹt tại tòa tháp Bắc đang bốc cháy của Trung tâm Thương mại Thế giới
Tổng thống Mỹ khi đó là ông George W. Bush chăm chú lắng nghe Chánh văn phòng Nhà Trắng Andrew Card báo cáo về chiếc máy bay thứ hai đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới. Sự việc xảy ra khi ông Bush đang tổ chức một buổi hội thảo về đọc sách tại Trường Tiểu học Emma E. Booker ở Sarasota, bang Florida
Một chiếc trực thăng bay ngang qua Trung tâm Thương mại Thế giới sau khi tòa tháp bị máy bay không tặc lao vào
Hiện trường kinh hoàng sau vụ tấn công
Các nhân viên cứu hộ khiêng lính cứu hỏa Mychal Judge ở thành phố New York bị thương nặng từ đống đổ nát của Trung tâm Thương mại Thế giới
Trực thăng cứu hộ đánh giá thiệt hại tại Lầu Năm Góc khi các nhân viên cứu hỏa chiến đấu với ngọn lửa sau khi một chiếc máy bay không tặc đâm vào trụ sở quân đội Mỹ ngày 11-9-2001
Các nhà điều tra tại hiện trường vụ rơi máy bay thương mại gần Shanksville, bang Pennsylvania. Trong vụ tấn công này, chuyến bay 93 của United Airlines, ban đầu được nhắm vào Thủ đô Washington, nhưng đã rơi xuống một cánh đồng ở ngoại ô thành phố Shanksville, bang Pennsylvania, sau khi các hành khách dũng cảm tìm cách khống chế nhóm không tặc
Vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001 đã khiến gần 3.000 người thiệt mạng, tòa tháp đôi 110 tầng cũng biến thành đống đổ nát. Dù đã 23 năm trôi qua nhưng với người dân Mỹ, những ký ức của sự kiện này vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai