Hình ảnh vệ tinh cho thấy Nga đã vẽ hình các máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS lên đường băng sân bay tại căn cứ không quân Engels.
Căn cứ này đã bị tấn công liên tục trong năm qua bằng vũ khí tầm xa.
Hình ảnh vệ tinh của Planet Labs do The War Zone chụp vào ngày 29/9 cho thấy hình vẽ máy bay Tu-95MS đang được thực hiện nhằm thu hút những UAV tự sát.
Ít nhất đã có hai hình vẽ chiếc oanh tạc cơ Tu-95MS đã được thực hiện tại sân bay thuộc căn cứ không quân chiến lược này.
Điều này vừa giúp Nga bảo toàn được lực lượng máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, vừa nhằm tiêu hao sinh lực đối phương.
Điều đáng quan tâm là hình vẽ oanh tạc cơ Tu-95MS mồi nhử cũng có các lốp nằm dọc khu vực cánh và thân máy bay, giống như chiếc Tu-95 thật trước đó.
Điều này rõ ràng được bổ sung để tăng tính chân thực của mồi nhử, hy vọng sẽ đánh lừa được các UAV tự sát tìm cách tấn công các máy bay ném bom chiến lược Nga.
Nga cho rằng các hình vẽ máy bay Tu-95MS có khả năng đánh lừa các vệ tinh, từ đó làm gián đoạn hoạt động tấn công của đối phương.
Nhưng điều này rõ ràng sẽ không hiệu quả vì ngay cả hình ảnh vệ tinh thương mại có độ phân giải hạn chế cũng có thể phân biệt rõ ràng giữa hình vẽ và máy bay thật.
Chiến thuật này có thể đạt hiệu quả với các ảnh vệ tinh có độ phân giải thấp và chúng ta đã thấy những ứng dụng tương tự trong quá khứ.
Nói cách khác, việc vẽ hình các oanh tạc cơ Tu-95MS này hoàn toàn không hiệu quả, Tuy nhiên, không hiểu sao Nga vẫn áp dụng các biện pháp đối phó lỗi thời đến mức khó hiểu.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng "những chiếc oanh tạc cơ Tu-95MS" giả này sẽ khiến UAV tự sát bối rối khi thực hiện các vụ tấn công.
Họ cho rằng, các cuộc tấn công từ UAV tự sát thường sẽ diễn ra vào ban đêm và trong tầm nhìn kém vì thế có thể "những chiếc Tu-95MS" giả sẽ đánh lừa được UAV tự sát.
Việc sử dụng các loại sơn khác nhau có đặc tính phản xạ hoặc hấp thụ tia hồng ngoại cũng có thể được sử dụng để vẽ các oanh tạc cơ giả để đánh lừa UAV tự sát.
Tu-95 là loại máy bay ném bom chiến lược động cơ cánh quạt do Cục Thiết kế Tupolev nghiên cứu thiết kế từ những năm 1950, trang bị cho không quân Liên Xô.
Tới nay, trải qua hơn 70 năm phục vụ, loại máy bay này được nâng cấp lên chuẩn Tu-95MS, chúng vẫn đang tiếp tục hoạt động rộng rãi trong không quân Nga.
Với kỷ lục đó, Tu-95 được xem là máy bay ném bom chiến lược cánh quạt duy nhất còn chiến đấu.
Tu-95 có chiều dài 49,5m, sải cánh 51,1m, cao 12,12m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 188 tấn.
Để nâng chiếc máy bay này lên không trung, Tupolev thiết kế 4 động cơ tuốcbin cánh quạt Kuznetsov NK-12M.
Loại động cơ tuốc bin cánh quạt này cũng thiết kế khá đặc biệt với 2 cánh quạt chồng lên nhau, quay ngược chiều nhau.
Với động cơ này, Tu-95 có khả năng đạt tốc độ tới 925 km/h, biến nó trở thành máy bay cánh quạt có tốc độ nhanh nhất thế giới.
Tu-95 có tầm bay lên đến 15.000 km không cần tiếp nhiên liệu, giúp cho nó có thể vươn tới những mục tiêu chiến lược ở Mỹ.
Dòng máy bay ném bom chiến lược này cũng có khả năng đạt trần bay lên tới 12.000 m.
Để điều khiển chiếc máy bay này cần tới phi hành đoàn 7 người, gồm 2 phi công, 1 pháo thủ và 4 sĩ quan (định vị, ném bom...)
Buồng lái Tu-95 với những thiết bị điều khiển nhìn khá đơn giản tương tự như các dòng máy bay ra đời thập niên 1950.
Tu-95 có khả năng mang 15 tấn vũ khí trong khoang thân và trên cánh.
Khoang trong thân máy bay thiết kế mang các loại bom thông thường và kể cả bom hạt nhân.
Trong lịch sử hoạt động, Tu-95 là chiếc máy bay đã ném quả bom hạt nhân mạnh nhất trong lịch sử nhân loại Tsar Bomba vào năm 1961.
Ở đuôi máy bay được thiết kế tháp pháo 23 mm tự động để phòng vệ chống máy bay tiêm kích.
Sau nhiều cải tiến nâng cấp lên chuẩn Tu-95MS, máy bay có khả năng phóng tên lửa hành trình không đối đất Kh-55 có tầm bắn tới 2.000-3.000 km.
Cho đến thời điểm hiện tại, Tu-95MS vẫn được coi là một trong những loại máy bay hoạt động hiệu quả nhất của không quân Nga.