Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức

ANTD.VN - Biên đội máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-22M3 của Nga vừa có một màn biểu dương sức mạnh đáng chú ý trên bầu trời Biển Đen.
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Báo chí tại Moskva cho biết, hàng không chiến lược của Liên bang Nga đã thực hiện một chuyến bay dài trên Biển Đen. Đối tượng tham gia là 2 máy bay ném bom Tu-22M3 và biên đội tiêm kích Su-27 hộ tống.
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Thông tin nói trên đến từ dịch vụ báo chí của Bộ Quốc phòng Nga, họ lưu ý rằng đây là một sự kiện đã được lên kế hoạch và nhắc lại rằng hàng không tầm xa của nước này thường xuyên hiện diện trên Biển Đen, Biển Baltic, cũng như Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Biên đội máy bay chiến đấu nói trên đã bay qua vùng biển trung lập và hoạt động theo đúng luật pháp quốc tế và những quy định khác, trong quá trình thực thi nhiệm vụ không ghi nhận bất cứ sự cố căng thẳng nào.
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Trong suốt chuyến bay, các máy bay ném bom chiến lược siêu thanh cánh cụp cánh xòe Tu-22M3 mang tên lửa hành trình đã được hộ tống bởi tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27, bảo vệ họ trước những mối nguy cơ có thể xảy ra.
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Các tiêm kích Su-27 đi cùng máy bay ném bom chiến lược tu-22M3 trực thuộc của đơn vị Phòng không - Không quân của Quân khu phía Nam. Theo thống báo, chuyến bay kéo dài ít nhất 5 giờ.
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Đáng chú ý là các "chiến lược gia" của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã xuất hiện trên vùng trời Biển Đen ngay sau tuyên bố của người đứng đầu Bộ Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer về sự cần thiết phải ngăn chặn hành động quân sự của Nga, đặc biệt là ở Baltic và Biển Đen.
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Sau lời nói của bà Kramp-Karrenbauer, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã triệu tập tùy viên quân sự Đức và trao công hàm phản đối, hành động tiếp theo của biên đội chiến đấu cơ được xem như sự thị uy về sức mạnh.
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Tupolev Tu-22M (tên định danh NATO Backfire) là loại máy bay ném bom tấn công siêu thanh cánh cụp cánh xoè tầm xa của Hải quân Liên Xô, được phát triển nhằm thay thế người tiền nhiệm Tu-22 Blinder bị đánh giá là bản thiết kế thất bại.
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Phiên bản Tu-22M3 được điều khiển bởi kíp lái 4 người, nó có chiều dài 41,46 m; sải cánh 23,3 m (cụp ở góc 65 độ), 34,28 m (xòe ở góc 20 độ); chiều cao 11,05 m; trọng lượng rỗng 58.000 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 126.500 kg, tải trọng vũ khí 21.000 kg.
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Máy bay được trang bị 2 động cơ phản lực Klimov NK-25, cung cấp lực đẩy 245,2 kN cho tốc độ tối đa Mach 1,88; tầm bay 7.000 km; trần bay 13.300 m.
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Tu-22M ra đời trong thời kỳ ưu điểm của kiểu cánh biến đổi dạng hình dạng như cho phép kết hợp tính năng cất cánh đường băng ngắn, tốc độ bay tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả, duy trì tốc độ cao và khả năng bay thấp đang hấp dẫn các nhà thiết kế.
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Trong Chiến tranh lạnh, Tu-22M3 thường mang theo tên lửa chống tàu AS-4 Kitchen khi tuần tra. Tu-22M3 lần đầu được sử dụng trong chiến đấu tại Afghanistan từ năm 1987 - 1989.
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Không quân Nga từng sử dụng Backfire để tiến hành không kích gần Grozny vào năm 1995. Đã có ít nhất 1 oanh tạc cơ Tu-22M3 bị hệ thống phòng không Gruzia bắn rơi trong cuộc chiến tranh chớp nhoáng năm 2008.
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Hiện tại Nga đang nâng cấp phi đội Tu-22M3 của mình lên chuẩn Tu-22M3M với việc trang bị nhiều thiết bị điện tử hàng không thế hệ mới, trả lại cho máy bay cần tiếp dầu trên không để nối dài tầm hoạt động.
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức
Máy bay ném bom chiến lược Nga thị uy sức mạnh sau căng thẳng với Đức