Khám phá những sa mạc kỳ lạ nhất thế giới

ANTD.VN - Một số sa mạc hoang vu, ít dấu hiệu của sự sống, một số lại là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật. Sự kỳ lạ của các sa mạc này khiến con người muốn một lần khám phá...

Sự tồn tại của nơi đây hẳn khiến rất nhiều người ngạc nhiên, sa mạc này nằm trong công viên Lencois Maranhenses của Brazil, nổi tiếng với khung cảnh đầy đối lập khi sa mạc và đầm phá cùng song song tồn tại. Điều đáng ngạc nhiên là trong các hồ nước ở đây xuất hiện một loài cá bản địa, do trứng của chúng được các loài chim mang đến.

Sa mạc Painted nằm ở Arizona, do một loại đất đặc biệt tạo nên một cảnh quan khác thường ở khu vực này. Qua hàng triệu năm xói mòn, mặt đất có nhiều sắc thái khác nhau, từ vàng nhạt đến đỏ đậm. Những màu sắc của sa mạc này được hình thành bởi các lớp trầm tích được xếp chồng lên nhau một cách chặt chẽ. Khung cảnh của sa mạc này giống như những chiếc bánh nhiều lớp đầy màu sắc.

Sa mạc Taklamakan, tên theo Hán tự là Tháp Khắc Lạp Mã Can, từ xa xưa đã nổi tiếng là chốn có đi không có về. Nó là sa mạc lớn nhất ở Trung Quốc với diện tích hơn 33.700 km2. Tuy nhiên, sa mạc này hấp dẫn không chỉ bởi quy mô ấn tượng mà còn bởi phong cảnh tuyết rơi đáng kinh ngạc. Mặc dù khí hậu khô cằn, nhưng đôi khi lại có tuyết rơi trên sa mạc. Những đụn cát vàng được bao phủ bởi tuyết trắng rực rỡ trông thật tuyệt vời.

White Sands National Park nằm ở New Mexico (Mỹ). Cồn cát trắng tại đây là điểm đến nổi tiếng thu hút nhiều du khách đến thăm hàng năm. Màu trắng của cát được hình thành bởi những tinh thể thạch cao, trải dài trên vùng đất rộng khoảng 710 km2, tạo nên khung cảnh hùng vĩ khiến ai cũng phải trầm trồ. Được biết, đây là cồn thạch cao thuộc loại lớn nhất trên Trái đất, khi chứa khoảng 4,5 tỷ tấn cát thạch cao.

Sa mạc Carcross được ghi nhận là sa mạc nhỏ nhất thế giới. Khí hậu khô và gió mạnh đã tạo nên những đụn cát khô cằn. Sa mạc này chỉ có diện tích khoảng 2,6 km vuông. không phải là sa mạc thông thường là bởi nó thực ra là một vùng cát lớn hình thành cuối Kỷ Băng hà, khi các hồ băng xuất hiện. Theo thời gian, những hồ băng này bốc hơi và để lộ ra lớp cát dưới đáy hồ như ta thấy ngày nay.

Nhắc đến sa mạc người ta sẽ nghĩ đến cát, tuy nhiên sa mạc Salar de Uyuni ở Bolivia lại là một cánh đồng muối khổng lồ, sa mạc này giống như một chiếc kính khổng lồ phản chiếu cả bầu trời. Trước đây khu vực này là 2 hồ nước mặn lớn, sau đó dần khô cạn, muối ở đây mịn và nhiều như cát nên được nhiều người gọi là sa mạc cát.

Sa mạc này có độ khô hạn cao hơn 50 lần so với thung lũng chết ở California, Mỹ. Lượng mưa trung bình của sa mạc này chỉ khoảng 1mm một năm, một số nơi được đánh giá là không bao giờ có mưa. Không khí ở đây khô hạn đến mức mặc dù nằm ở độ cao 6.500m so với mặt nước biển, nhiệt độ rất thấp những nơi này không có bất cứ một sông băng nào.

Sa mạc Simmson của Australia còn được biết đến với tên "sa mạc đỏ", vì cát ở đây có màu đỏ cam rực rỡ khác lạ. Màu sắc này là do thành phần cao sắt III oxit trộn lẫn trong cát, dưới nắng trời chói chang cho ra kết quả. Nhưng đây hoàn toàn không phải một điểm đến du lịch thú vị, vì sức nóng kinh khủng của nó vào mùa hè. Chính phủ Australia cũng ban lệnh cấm, người nào đặt chân vào sa mạc Simpson sẽ bị phạt 1000 đô la.

Voi sa mạc có hiện diện, nhưng không phải sa mạc nào cũng có voi, trừ Namibia. Sa mạc Namib là một trong những sa mạc lâu đời nhất của thế giới (khoảng 80 triệu năm), vì vậy mà nó giữ được nhiệt độ khá ổn định cho sinh vật có thể sống sót: chỉ dao động từ 0 độ C đến 50 độ C. Ngoài voi ra, cây bách lan "hóa thạch sống" Welwitschia mirabilis cũng là loài đặc hữu của Namibia, với sức sống dai dẳng và trường thọ đến... 1000 năm tuổi!

Được mệnh danh là "sa mạc khô cằn nhất thế giới" vì gần như không có mưa trong hàng thế kỉ qua, nhưng không ở đâu được như Atacama: hoa nở giữa lòng sa mạc. Vào tháng 9, 10 hằng năm, những bông hoa Ananuca, cúc dại, diên vĩ... rụt rè mọc lên khỏi lớp cát, tạo nên một hiện tượng thiên nhiên kì thú có một không hai. Sa mạc cũng vì vậy mà trở nên sống động lạ thường.

Farafra vốn là một sa mạc 100% cát trắng ở phía tây Ai Cập và sở hữu hiện tượng chuyển màu độc đáo theo ngày đêm. Ban ngày, ánh nắng mặt trời phủ lên Farafra một màu hồng cam nhẹ nhàng, quyến rũ, nhưng về đêm, nhìn sa mạc như một Nam Cực thứ hai, trắng xóa và lạnh lẽo. Ở đây, lớp đá phấn bị "vân phong hóa" tạo ra lớp cát trắng xóa và những tảng đá mang hình dáng kì lạ rải rác hắp Farafra.

Sa mạc Taklamakan, Trung Á: Taklamakan theo tiếng địa phương có nghĩa là "nếu đặt chân đến thì không thể sống sót quay về". Đây chỉ là sa mạc lớn thứ 15 trên thế giới, nhưng lại là một "sa mạc lạnh" – nơi duy nhất có sự trộn lẫn giữa cát và tuyết. Do gần các khối khí lạnh vùng Siberia nên khu vực này thường xuyên có những trận bão tuyết mùa đông, có khi tạo nên lớp tuyết dày đến 4cm. Sa mạc Taklamakan có sự chênh lệch nhiệt độ kinh khủng giữa ngày và đêm.