Mỗi năm Nhật Bản xảy ra khoảng 1.500 trận động đất lớn nhỏ. Chưa kể, lở đất, lũ lụt và bão thường xuyên tấn công các cộng đồng trên khắp nước này
Nhiều người nghĩ giờ chỗ nào cũng có cửa hàng tiện lợi để mua bất cứ thứ gì khi cần, nhưng với thảm họa lớn, những dịch vụ này cũng sẽ không khả dụng.
Thiên tai thường bất ngờ khiến mọi người không có nhiều thời gian để phản ứng.
Bởi vậy, việc biết phải làm gì khi xảy ra động đất, thiên tai đã ăn sâu vào tâm trí của người Nhật ngay từ nhỏ.
Cùng với đó, mỗi cá nhân và gia đình Nhật Bản đều có một bộ dụng cụ khẩn cấp cơ bản để có thể duy trì sự sống nếu thảm họa xảy đến
Chính phủ Nhật Bản luôn khuyến khích người dân chuẩn bị bộ dụng cụ sinh tồn khẩn cấp, với quan điểm chỉ cần một chiếc đèn pin đơn giản hoặc một chai nước có thể quyết định sự sống hoặc cái chết lúc nguy cấp.
Hơn nữa, địa lý của Nhật Bản rất đa dạng. Do đó, mỗi chính quyền địa phương đề xuất các loại bộ dụng cụ sinh tồn khác nhau.
Theo hướng dẫn của chính quyền đô thị Tokyo, một hộ gia đình gồm 4 người được khuyến khích luôn dự trữ vật dụng hàng ngày gồm nước uống, bếp gas di động, thuốc men…
Về thực phẩm, phần dự trữ gồm gạo, cơm đóng gói sẵn, mì ăn liền, thực phẩm đóng hộp, trái cây đóng hộp, bột rau củ, thanh dinh dưỡng, đồ uống bổ sung sức khỏe dạng bột, gia vị
Đồ dùng hàng ngày gồm giấy ăn, giấy vệ sinh, khăn ướt khử trùng, túi giữ nhiệt, bật lửa…
Đối với cư dân Tokyo, vật dụng cơ bản được khuyến nghị cho bộ dụng cụ sinh tồn: Đèn pin, radio, mũ bảo hiểm, chăn, pin dự phòng, bật lửa, nến, nước, thực phẩm, dao, quần áo dự phòng, tiền mặt, bộ sơ cứu, thuốc men
Bởi thế, túi khẩn cấp đơn giản nhất bao gồm một miếng alumin nhôm giữ ấm, bộ dụng cụ vệ sinh, còi và đèn LED, khăn ướt và đồ ăn nhẹ.
Phiên bản khác, bộ dụng cụ khẩn cấp tương đối nhỏ gọn gồm một balô nhỏ, đèn LED, radio bỏ túi, chăn alumin, áo mưa, đồ dùng vệ sinh, còi, khăn giấy ướt, miếng dán giữ ấm, nước đóng chai và một ít bánh kẹo.
Đầy đủ hơn nữa, chiếc balô chống thấm nước đóng gói mọi thứ cần thiết trong trường hợp xảy ra thảm họa gồm mũ bảo hiểm, còi, radio bỏ túi, đồ sơ cứu cơ bản, đồ dùng vệ sinh, chăn giữ nhiệt, pin dự phòng, nước đóng chai, thực phẩm…
Người Nhật Bản ngay từ nhỏ đã được giáo dục để tự chuẩn bị bộ dụng cụ khẩn cấp của riêng mình. Vì vậy, ai cũng chủ động và giữ bình tình hơn khi đối mặt với thảm họa bất ngờ