- Bắc Kinh chỉ trích NATO vì thổi phồng mối đe dọa hạt nhân từ Trung Quốc
- [ẢNH] Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc sẽ sớm vượt Nga?
- Mỹ - Trung Quốc có cuộc đàm phán hiếm hoi về kiểm soát vũ khí hạt nhân
Báo cáo cho thấy, số lượng đầu đạn hạt nhân hoạt động trên toàn cầu đang tăng lên hàng năm, với kho dự trữ tăng nhanh nhất thuộc về Trung Quốc. Theo ước tính của SIPRI, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đã tăng từ 410 lên khoảng 500 đầu đạn hoạt động vào năm 2023.
Giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm bày tỏ lo ngại về xu hướng tăng tốc kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc hiện nay |
“Trong khi tổng số đầu đạn hạt nhân trên toàn cầu tiếp tục giảm do vũ khí thời Chiến tranh Lạnh đang dần bị tháo dỡ, thật đáng tiếc là chúng ta tiếp tục chứng kiến số lượng đầu đạn hạt nhân đang hoạt động tăng lên hàng năm. Xu hướng này dường như sẽ tiếp tục và có thể tăng tốc trong những năm tới và cực kỳ đáng lo ngại”, Giám đốc SIPRI Dan Smith cho biết.
SIPRI dự đoán, kho tên lửa hạt nhân liên lục địa đang hoạt động của Trung Quốc có thể phát triển để sánh ngang với vũ khí của Mỹ và Nga vào năm 2030. Khoảng 2.100 tên lửa hạt nhân được cho là sẽ được triển khai và hoạt động tại bất kỳ thời điểm nào, hầu hết đều thuộc sở hữu của Mỹ hoặc Nga.
Mức tăng này cũng trùng với một báo cáo của Lầu Năm Góc vào tháng 10 năm ngoái, trong đó Lầu Năm Góc cho biết khả năng của Trung Quốc có thể mở rộng lên khoảng 1.000 vũ khí hạt nhân vào năm 2030.
Trung Quốc vẫn tiếp tục đầu tư đáng kể vào quốc phòng bất chấp nền kinh tế đang gặp khó khăn và quá trình phục hồi chậm sau đại dịch Covid-19. Một báo cáo của SIPRI hồi tháng 4 cho thấy, Trung Quốc đầu tư khoảng 6% ngân sách vào quốc phòng, đánh dấu ngân sách quốc phòng nước này tăng năm thứ 29 liên tiếp.
SIPRI nhận thấy hầu hết các quốc gia cũng chuyển sang mở rộng hoặc hiện đại hóa kho dự trữ của họ. Triều Tiên, Pháp và Ấn Độ đã có những động thái nhằm mở rộng kho vũ khí trong năm ngoái, trong khi Israel - quốc gia không chính thức thừa nhận rằng mình có vũ khí hạt nhân - được cho là đã nỗ lực hiện đại hóa kho dự trữ của mình.