Thay vì sở hữu bề ngoài trơn láng - một trong những yếu tố quan trọng quyết định tinh năng tàng hình - thì Su-57 Nga lại xuất hiện với khung thân được liên kết bằng hàng ốc vít.
Việc sử dụng ốc vít thay vì đinh tán làm dấy lên mối lo ngại nghiêm trọng về khả năng tàng hình trước radar của máy bay Su-57.
Đinh tán tạo ra mối liên kết chặt chẽ và mượt mà hơn giữa các tấm vỏ máy bay, trong khi ốc vít lại lồi lõm, làm tăng phản xạ sóng radar.
Sự khác biệt này rất quan trọng, vì ngay cả những bất thường nhỏ nhất trên bề mặt cũng có thể làm tăng khả năng bị radar phát hiện. Cận cảnh cánh máy bay Su-57 với hàng ốc vít cố định.
Có thể nhận thấy rõ những vết lõm do đinh vít gây ra trên Su-57 đã làm giảm khả năng tàng hình của máy bay, khiến nó dễ bị hệ thống radar của đối phương phát hiện hơn.
Đây là vỏ ngoài của tiêm kích tàng hình F-22 Raptor Mỹ.
Không giống như ốc vít, có thể bị lỏng do rung động khi bay, các mối nối đinh tán sẽ giúp tiêm kích vẫn an toàn và ổn định ngay cả trong hoạt động chiến đấu khốc liệt. Cận cảnh khung thân trơn láng của tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc.
Các đặc tính khí động học của máy bay tàng hình cũng được hưởng lợi từ việc sử dụng đinh tán; bề mặt nhẵn giúp giảm thiểu lực cản, cho phép bay hiệu quả và nhanh nhẹn hơn. Cận cảnh khung thân tiêm kích F-22 Raptor.
Ở tốc độ siêu âm, bề mặt trơn láng như F-22 Raptor sẽ giúp máy bay tàng hình tăng tốc dễ dàng hơn.
Ngoài ra, bề mặt láng mịn là điều cần thiết để phủ lớp hấp thụ radar cho tiêm kích tàng hình.
Quay trở lại Su-57, vấn đề về ốc vít lần đầu tiên thu hút sự chú ý cách đây vài năm, khi cảnh quay do không quân Nga công bố cận cảnh máy bay.
Video quay Su-57 hiển thị rõ ràng các ốc vít trên cánh ngoài và các tấm thân máy bay, làm dấy lên một loạt câu hỏi về độ hoàn thiện trên dòng máy bay tiêm kích chủ lực quốc bảo của Nga này.
Công nghệ tàng hình đòi hỏi một bề mặt liền mạch và sự chú ý tỉ mỉ đến từng chi tiết trong mọi thành phần cấu thành để giảm thiểu khả năng hiển thị của radar; do đó, việc lựa chọn sử dụng ốc vít thay vì đinh tán đã gây ra sự khó hiểu.
Các chuyên gia suy đoán rằng các ốc vít có thể là một phương pháp sửa chữa tạm thời được sử dụng trong giai đoạn tạo mẫu hoặc cho máy bay tiền sản xuất để tạo điều kiện cho các sửa đổi hoặc sửa chữa có thể xảy ra.
Tuy nhiên, điều này có vẻ không phù hợp với một chiếc máy bay được quảng cáo là công nghệ tiên tiến dành cho các nhiệm vụ hoạt động với ưu thế tàng hình.
Một giả thuyết khác cho rằng các ốc vít được sử dụng để cố định các tấm hoặc thành phần Su-57 giúp dễ thay thế, cần tiếp cận nhanh hơn trong quá trình bảo trì.
Các tấm này thường nằm ở những khu vực được coi là ít quan trọng đối với khả năng hiển thị radar.
Tuy nhiên, những lời giải thích như vậy không làm dịu đi những người hoài nghi cho rằng các ốc vít làm hỏng hình dạng khí động học bóng bẩy của máy bay và gây nguy hiểm cho khả năng hấp thụ radar của Su-57, vốn rất quan trọng để duy trì khả năng tàng hình.
Câu chuyện đang diễn ra về Su-57, đặc biệt là các ốc vít có thể nhìn thấy, hay cửa khoang vũ khí hở rộng đã làm nổi bật những rào cản về thách thức sản xuất mà Nga phải đối mặt trong quá trình phát triển máy bay tàng hình hiện đại.
Chưa hết, thêm một chi tiết nữa cho thấy chất lượng chế tạo Su-57 của Nga đang có vấn đề, ít là trong loạt chế tạo các nguyên mẫu thử nghiệm, đó là việc bong bóng bọt khí xuất hiện ở kính buồng lái phi công.
Trong khi Su-57 đặt mục tiêu cạnh tranh với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm khác như F-22 và F-35, những chi tiết như vậy gây nghi ngờ về chất lượng tiêu chuẩn sản xuất và độ bền của thiết kế.
So sánh các đặc điểm tàng hình của F-22, F-35 và Su-57 không chỉ cho thấy những khác biệt chiến lược trong cách tiếp cận khả năng tàng hình cũng như công nghệ giữa hai siêu cường.
F-22 Raptor, với tiết diện phản xạ radar (RCS) đáng kinh ngạc chỉ 0,0005 mét vuông, là đỉnh cao của công nghệ tàng hình.
F-35 Lightning II, một máy bay chiến đấu đa năng tàng hình với RCS khoảng 0,005 mét vuông. Trong khi Su-57 của Nga được cho là có chỉ số RSC vào khoảng 0,1 - 0,5 mét vuông.
Mặc dù độ phủ radar của F-35 cao hơn F-22, nhưng dòng máy bay này vẫn nhỏ hơn so với Su-57 của Nga.
Giới phân tích cho rằng, Su-57 vẫn phải vật lộn để theo kịp mức độ tàng hình của các đối thủ Mỹ. Với RCS dao động từ 0,1 đến 0,5 mét vuông, Su-57 vẫn có thể bị radar phát hiện, gây nghi ngờ về hiệu quả của các công nghệ tàng hình được sử dụng trong thiết kế của nó.
Mặc dù Su-57 có khả năng cơ động ấn tượng và nhiều loại vũ khí uy lực, nhưng khả năng tàng hình không tối ưu của nó nhấn mạnh những thách thức mà Nga phải đối mặt trong việc sản xuất máy bay chiến đấu hiện đại.