- Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga tái xuất với vũ khí mới
- Nga tự tin khả năng tác chiến điện tử vượt trội hơn phương Tây
- Mỹ - Na Uy xây dựng radar theo dõi tầm xa sát biên giới Nga
Nga đã để lại toàn bộ máy bay chiến đấu Su-30 và Su-35, trong khi triển khai thêm ít nhất 4 trực thăng tấn công Mi-28 và Ka-52. Kể từ tháng 1 đến tháng 3-2016, số trực thăng Nga đã tăng từ 4 lên 14 chiếc.
Chiến đấu cơ Su-25
Điều này có nghĩa là Nga đang thay đổi cơ cấu lực lượng ở Syria thay vì rút quân. Những máy bay cánh cố định được thay đổi bằng máy bay trực thăng. Su-25 và máy bay trực thăng tấn công có khả năng khác nhau, tuy nhiên, đều mang nhiệm vụ chính là hỗ trợ mặt đất. Su-25 là loại chiến đấu cơ cũ, đã hoạt động liên tiếp trong vòng 5 tháng qua và cần trở về để bảo dưỡng. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính khiến Nga thay đổi chúng bằng các trực thăng tấn công do Moscow hoàn toàn có thể triển khai một đội Su-25 khác tới Syria một cách dễ dàng.
Theo trang Russia Insider, lí do Nga làm việc này là vì lo ngại việc các phiến quân ở Syria đang sở hữu nhiều hệ thống tên lửa phòng không vác vai (MANPAD). Gần đây, ít nhất 2 máy bay chiến đấu của quân đội Syria đã bị loại vũ khí này bắn hạ và điều này hoàn toàn có thể xảy ra với máy bay Nga.
Ngoài việc là một máy bay cũ, Su-25 được thiết kế để tấn công kẻ thù dưới mặt đất ở tầm gần, do đó nó rất dễ dính các tên lửa săn máy bay có tầm bắn lớn hơn 4.000 – 5.000m.
Trực thăng tấn công Ka-52
Tuy nhiên, nếu so sánh Su-25 với trực thăng tấn công, nó vẫn có khả năng sống sót cao hơn nhiều. Su-25 được bọc thép, tốc độ lớn hơn và chỉ hạ thấp độ cao khi tấn công, cũng như thực hiện được các động tác bay lượn mà trực thăng không thể làm nổi.
Theo trang Russia Insider lí giải, Nga quyết sử dụng trực thăng tấn công thay vì Su-25 do họ rất tự tin vào hệ thống phòng thủ máy bay President-S trang bị cho các trực thăng này. Hệ thống này đã từng đánh lạc hướng được đầu dò mục tiêu của MANPADS như Strela-2, Strela-3, Igla và chỉ chịu thua những loại tên lửa vác vai thế hệ mới như Verba.
Các phiên bản Su-25SM3 mới cũng được Nga trang bị hệ thống làm nhiễu sóng Vitebsk-25 tương tự President-S tuy nhiên vẫn chưa được vào trong biên chế.
Như vậy, tính toán của Nga là họ có các hệ thống làm nhiễu sóng đầu dẫn tên lửa, trang bị trên các trực thăng tấn công nên nó có khả năng sống sót cao hơn một “xe tăng bay” như Su-25.