- Nga dọa triển khai vũ khí hạt nhân đáp trả nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO
- Binh sĩ Ukraine học cách vận hành xe bọc thép tại Anh
- B-52 Mỹ tuần tra vòng quanh châu Âu giữa lúc chiến sự Ukraine căng thẳng
Binh sĩ quân đội Hy Lạp |
“Các thiết bị quốc phòng mà chúng ta gửi cho Ukraine đến từ kho dự trữ. Hy Lạp sẽ không gửi thêm vũ khí nữa”, Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Nikolaos Panagiotopoulos phát biểu trước Quốc hội nước này hôm 13-4-2022.
“Chúng ta không thể làm suy yếu bất kỳ đơn vị phòng thủ nào, đặc biệt là trên các hòn đảo, bằng cách lấy một phần vũ khí đáng ra dành cho đơn vị đó và gửi đến Ukraine. Tôi muốn làm rõ điều này”, Bộ trưởng Panagiotopoulos nhấn mạnh.
Hy Lạp đã cung cấp các loại vũ khí gồm bệ phóng tên lửa di động, súng trường Kalashnikov và đạn dược cho Ukraine. Tuy nhiên, Athen từ chối yêu cầu của Washington về việc chuyển giao các vũ khí hạng nặng như hệ thống tên lửa phòng không Tor-M1 và Osa-AK, truyền thông địa phương đưa tin.
Các nước phương Tây ngày càng cung cấp nhiều vũ khí cho Ukraine, từ xe tăng, xe thiết giáp chở quân cho đến hệ thống tên lửa, sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine vào ngày 24-2 vừa qua.
Tuy nhiên, không phải tất cả các thành viên thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đều đồng ý trang bị vũ khí cho Kiev. Hungary từ chối gửi bất kỳ vũ khí nào, cho rằng việc bị lôi kéo vào cuộc xung đột Nga-Ukraine không có lợi cho đất nước.