Trung Quốc cạnh tranh với Mỹ ngôi vị số 1 thế giới về chi tiêu quốc phòng

ANTD.VN - Không chỉ gia nhập hàng ngũ các nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu, Trung Quốc còn tạo ra nguy cơ tranh chấp ngôi vị hàng đầu về chi tiêu quốc phòng với Mỹ. 

Trong 5 năm qua, Trung Quốc là một trong những nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất cùng với Mỹ, Nga, Pháp và Đức, theo dữ liệu từ Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI). Các quốc gia này chiếm 3/4 tổng khối lượng vũ khí xuất khẩu trên toàn thế giới.

Trung Quốc đã xuất khẩu 16,2 tỷ đơn vị đạn dược - chủ yếu sang các nước ở châu Á, Trung Đông và châu Phi - trong 12 năm qua, theo dữ liệu của SIPRI.

Cụ thể, kể từ năm 2007, các nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu từ Trung Quốc theo tổng số đơn vị là Pakistan (6,57 tỷ đơn vị), Bangladesh (1,99 tỷ đơn vị) và Myanmar (1,28 tỷ đơn vị), theo SIPRI. Cả ba quốc gia này là một phần của chiến lược phát triển toàn cầu của Trung Quốc - Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Timothy Heath, nhà nghiên cứu quốc phòng quốc tế tại RAND Corporation - viện nghiên cứu chính sách có trụ sở tại California cho biết, thị trường tiềm năng và các giới hạn lỏng lẻo ở các quốc gia đang phát triển tạo điều kiện cho Trung Quốc trở thành một trong những nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.

Trong khi số lượng vũ khí xuất khẩu tăng mạnh, Bắc Kinh còn tạo ra nguy cơ tranh chấp ngôi vị hàng đầu về chi tiêu quốc phòng với Mỹ. Trung Quốc có ngân sách quốc phòng khổng lồ mà SIPRI ước tính đạt gần 250 tỷ đô la vào năm 2018.

Binh sỹ Trung Quốc trong cuộc diễn tập tại một học viện quốc phòng

Năm 2019, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết ngân sách dành cho chi tiêu quân sự dự kiến sẽ tăng 7,5%, lên 1,19 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương 177,6 tỷ USD.

Các nhà phân tích chính sách cho biết, trên thực tế, Trung Quốc đang đối mặt với tranh chấp với Đài Loan và các nước láng giềng trong lĩnh vực hàng hải, trong khi cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á làm tăng khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục tìm kiếm nguồn ngân sách mạnh hơn.

Trong 24 năm qua, Trung Quốc đã tiếp tục bơm thêm tiền vào ngân sách quốc phòng. Hiện tượng này trùng hợp với sự gia tăng chi tiêu quốc phòng trên khắp châu Á và châu Đại Dương, cũng như sự gia tăng đáng kể trong chi tiêu quốc phòng của Mỹ kể từ năm 2010, ông Heath Heath nói.

Điều đó cho thấy sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc đang thúc đẩy sự lo lắng ở châu Á và thúc đẩy Mỹ cùng các nước khác tăng cường phòng thủ để đáp trả.