Mỹ phạm sai lầm lớn khi điều 'tàu chiến rắc rối nhất' đi 'kiềm chế' Nga?

ANTD.VN - "Tàu chiến rắc rối nhất" - chiếc USS Sioux City của Hải quân Mỹ bị nhận xét là không giúp ích gì cho nước này khi đối đầu với Nga.

Chiến hạm ven bờ LCS-11 mang tên USS Sioux City bị nhận xét là "tàu chiến rắc rối nhất" của Hải quân Mỹ, bởi vậy việc điều nó tới Hạm đội 6 để nhận nhiệm vụ "kiềm chế Nga" có thể là sai lầm lớn của Wasington.

"Hải quân Mỹ đã cử một trong những con tàu rắc rối nhất của mình tới châu Âu để kiềm chế Nga", nhà báo Caleb Larson phân tích trên tờ National Interest.

Tàu USS Sioux City thuộc lớp LCS-1 Freedom (tàu chiến ven bờ) của Hải quân Mỹ đã đến Naples để phục vụ trong Hạm đội 6. Theo Phó Đô đốc Gene Black, con tàu sẽ cho phép tích hợp các khả năng hoạt động độc đáo của LCS vào hạm đội Mỹ vốn đã rất đa dạng.

Phó Đô đốc Gene Black giải thích: “Khả năng cơ động của các tàu chiến ven bờ cho phép chúng hoạt động trong cả môi trường duyên hải và đại dương mở, nâng cao khả năng cung cấp an ninh và duy trì ổn định của chúng tôi tại châu Âu”.

Theo các tuyên bố chính thức, tàu USS Sioux City được cử đến Ý để đảm bảo lợi ích của Mỹ và các đồng minh NATO ở châu Âu và châu Phi. Tuy nhiên nhà báo Larson viết, sự xuất hiện của nó rõ ràng là nhằm vào một quốc gia cụ thể.

“Thời điểm triển khai con tàu trùng với lúc bắt đầu cuộc xung đột lớn nhất ở châu Âu trong gần 8 thập kỷ. Quốc gia cụ thể nằm trong tầm ngắm của Hải quân Mỹ không có gì khác chính là Nga", ông Larson nhận xét.

Chỉ huy Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ đã nêu rõ những nhiệm vụ chính mà tàu LCS sẽ thực hiện: ngăn chặn xung đột và chế áp kẻ thù tiềm tàng, bảo vệ các tuyến đường thương mại và duy trì quan hệ với các nước thân thiện.

Ông Larson cho rằng, để thực hiện nhiệm vụ quan trọng nói trên, Hải quân Mỹ cơ thể đã sai khi điều động một trong những tàu có vấn đề nhất của mình đến châu Âu.

Tàu chiến ven bờ của Mỹ được hình thành với hy vọng về tốc độ cực nhanh và hệ thống vũ khí dạng được cho là sẽ mang lại lợi thế trước kẻ thù.

Tuy nhiên, dự án đầy hứa hẹn bị coi là không thành công khi chi phí vượt quá nhiều lần số tiền dự kiến ​​ban đầu.

Ngoài ra, hầu hết các hệ thống chiến đấu trên tàu đều tỏ ra thiếu tin cậy. Do đó, đơn đặt hàng cuối cùng cho các tàu chiến ven bờ đã giảm đáng kể, và những chiếc được chế tạo đầu tiên đã nhận kế hoạch ngừng hoạt động chỉ sau 10 năm phục vụ.

“Các tàu LCS có chi phí hoạt động gần như bằng một tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Tuy vậy chúng lại thường xuyên gặp phải hỏng hóc nghiêm trọng trên biển. Việc sửa chữa (mặc dù có thể) cần rất nhiều công sức và tốn kém chi phí".

"Bất chấp thực tế là tàu LCS đã gây ra rất nhiều vấn đề đau đầu do chi phí cao của chúng, nhưng Hải quân Mỹ lại gửi một trong những con tàu loại này đến phía Đông”, chuyên gia Caleb Larson nhấn mạnh.

Ông Larson còn nói thêm rằng chiếc USS Sioux City hoàn toàn không có khả năng trong việc chống lại hạm đội Nga, con tàu đầy rắc rối này có thể sẽ đi vào "thùng rác" của lịch sử hải quân Mỹ.