"xe tăng bay" Mi-35M là dòng trực thăng tấn công hạng nặng được Nga tung vào chiến trường Ukraine ngay từ những ngày đầu tiên.
Dòng trực thăng tấn công hạng nặng này được phía Nga hy vọng sẽ tiếp nối các chiến công của huyền thoại Mi-24 do Liên Xô phát triển trước đây.
Thực vậy, khi được tung vào chiến trường Ukraine, "xe tăng bay" Mi-35M đã gây ra những tổn thất nhất định cho quân đội Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 29/6 tung video "xe tăng bay" Mi-35M tập kích tên lửa vào các đồn chỉ huy và xe bọc thép của quân đội Ukraine.
Tuy vậy cũng đã có một số trực thăng Mi-35M bị phía Ukraine bắn hạ bằng tên lửa phòng không vác vai.
Đã có ít nhất từ 5 đến 10 chiếc Mi-35M đã bị bắn hạ bởi hỏa lực của Ukraine. Phía Kiev tuyên bố họ đã loại khỏi vòng chiến tổng cộng gần 200 trực thăng các loại của Nga, song phía Moscow chưa lên tiếng bình luận về thông tin này.
Mi-35M là phiên bản hiện đại hóa của dòng trực thăng tấn công Mi-35, trong khi đó Mi-35 lại được phát triển từ dòng trực thăng tấn công huyền thoại Mi-24.
Được sản xuất hàng loạt kể từ năm 2005, trực thăng Mi-35M được nâng cấp hệ thống điện tử và vũ khí chiến đấu, trong khi hình dáng bên ngoài khá giống với Mi-24 và Mi-35 .
Mi-35M có khả năng sử dụng vũ khí có điều khiển và không điều khiển trong mọi điều kiện thời tiết, có thể hoạt động tấn công ở độ cao 10-25m ban ngày và 50m ở ban đêm trên đất liền hoặc trên sông, biển.
Hình ảnh trực thăng tấn công hạng nặng Mi-35M đang tấn công và phá hủy một sở chỉ huy của quân đội Ukraine vào cuối tháng 6 vừa qua.
Mi-35M dài 17,50 m; cao 6,5 m; trọng lượng rỗng 8.355 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 11.500 kg.
Dòng trực thăng này được trang bị động cơ tuốc bin trục thế hệ mới nhất VK-2500, mỗi chiếc sản sinh công suất 2.200 mã lực/chiếc.
Với hai động cơ này giúp trực thăng đạt tốc độ tối đa 310 km/h, trần bay thực tế 5.400 m, tầm bay thực tế 460 km, và có thể lên tới 1.000 km với nhiên liệu cực đại.
Đặc biệt, hệ thống rotor chính và rotor đuôi của Mi-35M sử dụng của trực thăng tấn công Mil Mi-28.
Cụ thể, rotor chính làm bằng sợi thủy tinh nhẹ nhưng bền hơn so với hợp kim nhôm, điều này giúp cho trực thăng có khả năng sống sót tốt hơn nếu như bị rotor bị trúng đạn phòng không.
Mi-35M được trang bị rotor đuôi chữ X giảm tiếng ồn. Hiệu suất bay, độ cao bay, khả năng cơ động được cải thiện tốt hơn Mi-24 nhờ các thay đổi này.
Trực thăng Mi-35M có thể mang 8 tên lửa chống tăng có điều khiển Ataka-V hoặc Shturm-V.
Đặc biệt, nó còn mang được tên lửa không đối không Igla-V để tự vệ trên không và các loại rocket S-8 80mm (tổng cộng 80 quả) hoặc S-13 122mm (20 quả) và súng máy cỡ nòng 23mm.
Khác với các loại trực thăng tấn công khác, ngoài khả năng tấn công mạnh mẽ, Mi-35M còn có thể sơ tán binh lính khi cần thiết.
Mi-35M có trọng tải 400kg và có thể mang tới 8 lính dù đầy đủ vũ trang hoặc 4 lính bị thương trên cáng.
Mi-35M được thiết kế với càng đáp cố định, không thể thu vào được. Điều này làm giảm trọng lượng tổng thể của trực thăng. Ngoài ra trong trường hợp va chạm, bộ càng đáp cũng hấp thụ một phần năng lượng.
Từ phiên bản trực thăng tấn công Mi-35M, Nga phát triển phiên bản tấn công ban đêm mang định danh Mi-35M1.
Phiên bản cập nhật Mi-35M2 cho quân đội Venezuela được lắp đặt động cơ nâng cấp để hoạt động ở độ cao lớn.
Trong khi phiên bản Mi-35M3 tiếp tục được nâng cấp hệ thống điện tử hàng không mới để cải thiện khả năng hoạt động vào ban đêm.
Mi-35M4, còn được gọi là AH-2 Sabre, đây là phiên bản cập nhật với hệ thống điện tử hàng không của Israel cho Không quân Brazil.