Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO

ANTD.VN - Các nhà phân tích nhận xét, "vết thương cũ" trong lòng NATO lại đang lộ diện do chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ.
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ từ chối ủng hộ việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương sẽ phơi bày những "vết thương cũ" của NATO, tờ Politico cho biết.
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Như các nhà phân tích của tờ báo Mỹ nhớ lại, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra một số điều kiện cho các nước Scandinavia, chỉ sau khi họ hoàn thành, Ankara mới có thể chấp thuận đơn xin gia nhập khối.
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Một trong những yêu cầu mà chính quyền Ankara đưa ra đó là trục xuất 33 người từ Phần Lan và Thụy Điển về Thổ Nhĩ Kỳ, những nhân vật này bị họ cho là ủng hộ chủ nghĩa khủng bố.
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Một trong những người này là Amine Kakabawe - một nhà lập pháp Thụy Điển từ lâu đã vận động cho quyền của người Kurd, tờ Politico cho biết.
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Chính bà Kakabawe là người đã thúc đẩy chính phủ Thụy Điển mở rộng hợp tác với Đảng Liên minh Dân chủ Người Kurd ở Syria (PYD) và nhánh chính trị của Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân Người Kurd (YPG) ở miền Bắc Syria, nơi đã đụng độ với Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Bà Kakabawe đã vận động các nhà chức trách Thụy Điển hỗ trợ những tổ chức này, đồng thời hứa sẽ hỗ trợ việc ứng cử của Thủ tướng Thụy Điển hiện tại - bà Magdalena Andersson.
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
“Bước đi này không được chú ý ở Ankara. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ tuần trước cho biết thỏa thuận với bà Kakabawe là biểu tượng cho chính sách đối ngoại của Thụy Điển, từ lâu đã hỗ trợ các nhóm người Kurd mà Ankara coi là khủng bố", tờ Politico nhấn mạnh.
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Ấn phẩm Mỹ lưu ý thêm, xung đột lợi ích giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Điển leo thang đúng vào thời điểm cực kỳ nhạy cảm đối với NATO.
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Liên minh đang cố gắng củng cố vị thế của mình giữa cuộc xung đột Nga - Ukraine, nhưng Ankara lại phá hủy kế hoạch của các nhà lãnh đạo châu Âu nhằm mở rộng khối quân sự càng sớm càng tốt.
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Đồng thời, sự không hài lòng của Thổ Nhĩ Kỳ có thể làm nảy sinh những vấn đề tồn tại lâu nay của Liên minh mà họ cố gắng không nhớ ra. Đó là những bất đồng cơ bản giữa các thành viên NATO, đe dọa sự thống nhất của toàn khối quân sự.
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
“Vấn đề với Phần Lan và Thụy Điển cũng có nguy cơ làm lộ ra những vết thương cũ của NATO, vốn nằm trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các thành viên khác của Liên minh".
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
"Một số thành viên của khối quân sự đã chạm trán với Ankara trong một vài hoàn cảnh tương tự, như những người hiện đang phải đối mặt với Stockholm và Helsinki”, tờ Politico viết.
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Ví dụ vào năm 2009, Tổng thống Erdogan đã cố gắng ngăn cản việc bổ nhiệm cựu Thủ tướng Đan Mạch Anders Fogh Rasmussen làm Tổng thư ký NATO, và 10 năm sau, Thổ Nhĩ Kỳ đã thách thức kế hoạch gửi quân đến các nước Đông Âu là thành viên của Liên minh.
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Trong cả hai trường hợp, Ankara đều yêu cầu các nước NATO ủng hộ đường lối cứng rắn của mình trong việc chống lại các nhóm vũ trang người Kurd.
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Thực tế là Thổ Nhĩ Kỳ coi các tổ chức người Kurd như PYD và YPG là khủng bố, nhưngMỹ và nhiều quốc gia châu Âu thì không. Cuộc đụng độ lợi ích này không mang lại điềm báo tốt cho NATO, dù hiện tại hay trong tương lai.
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Vì lý do này, giới phân tích cho rằng Thụy Điển và Phần Lan sẽ không thể tìm được ngôn ngữ chung với Thổ Nhĩ Kỳ. Theo họ, Ankara khó có thể rút yêu cầu của mình và sẽ không chấp thuận đơn xin gia nhập khối quân sự của các nước Scandinavia.
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Trong khi đó, Stockholm và Helsinki được dự báo cũng sẽ không đồng ý với Thổ Nhĩ Kỳ một quan điểm nửa chừng. Các chuyên gia lưu ý rằng cuộc trao đổi quan điểm ngoại giao này cuối cùng sẽ kết thúc như thế nào vẫn chưa rõ ràng.
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO
Chính sách cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày 'vết thương cũ' trong lòng NATO