Từ năm 1945 tới năm 1992, Mỹ cho nổ tới 1.054 quả bom nguyên tử nhằm mục đích thử nghiệm nhưng có nhiều ý kiến lo ngại về lượng phóng xạ phát ra
Khi đó, bài thử nghiệm có tên là Pascal-A với mục đích khả năng kiểm soát một vụ nổ nguyên tử do nhà vật lý học vũ trụ Robert Browlee triển khai
Ngày 26/7/1957, một quả bom được đặt vào ống cống rỗng đường kính 0,9 mét và sâu 147 mét, với một nắp đạy bằng sắt dày 10 cm
Nhà vật lý học vũ trụ Robert Browlee muốn đo xem nắp cống bay ra nhanh mức nào nên đã thiết kế bài thử thứ hai có tên Pascal-B
Ống rỗng lần này sâu tới 152 mét, sử dụng một camera tốc độ cao để quay lại thử nghiệm này
Sau khi thực hiện các phép toán, các nhà khoa học chứng kiến chiếc nắp đã bay với vận tốc khoảng 201.168 km/h, tương đương gấp 3,4 lần vận tốc của con tàu New Horizon nhanh nhất lịch sử
Sau thử nghiệm, ông Browlee và các cộng sự không tìm chiếc nắp cống và kết luận rằng cái nắp này bay quá nhanh, cháy thành tro trong không gian