[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26 "vượt trội"?

ANTD.VN - Tương tự như tiền lệ với tổ hợp phòng không tầm xa S-400 Triumf, Trung Quốc được đánh giá chính là khách hàng nước ngoài tiềm năng nhất của S-500 Prometheus.
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
Báo chí Trung Quốc nhận định, S-500 là một hệ thống phòng không toàn diện chống lại các mối đe dọa khác nhau. Sự phát triển của công nghệ tên lửa đã khiến biên giới giữa không gian và vũ trụ bị xóa nhòa.
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
Việc tạo ra một hệ thống bảo vệ tích hợp là quá trình cực kỳ phức tạp vì cần phải kết hợp nhiều loại phương tiện phát hiện và theo dõi mục tiêu trên một nền tảng. Ngoài ra chúng ta không được quên các mục tiêu tàng hình, những đối tượng đang tiến triển không ngừng.
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
Chuyên gia quân sự Lin Sen của Thời báo Hoàn cầu viết: "Những người sáng tạo ra Prometheus đã thành công trong toàn bộ quá trình chế tạo. S-500 có hệ thống radar chỉ huy và điều khiển phức tạp, trong đó bao gồm cả radar mảng pha chủ động mới nhất".
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
Cùng với nhau, chúng có thể phát hiện tên lửa đạn đạo - đối tượng tác chiến chính của Prometheus - ở khoảng cách 2.000 km. Việc sử dụng mạng, chuỗi dữ liệu và các công nghệ khác giúp bảo vệ radar khỏi bị hư hại.
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
Một tính năng khác của tổ hợp là cấu trúc module tích hợp, cho phép nó trao đổi thông tin với cả các hệ thống chiến lược như tổ hợp cảnh báo sớm và A-135 Amur, cũng như các hệ thống phòng không thế hệ trước bao gồm S-300 và S-400.
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
Kho vũ khí của S-500 bao gồm các tên lửa chuyên dụng cho nhiều loại mục tiêu phức tạp - ví dụ 77N6-N1 được thiết kế để chống vệ tinh ở quỹ đạo thấp. Trong khi đạn 40N6, 48N6 và 9M96 từ kho vũ khí của S-400 giúp bắn hạ tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tên lửa hành trình và máy bay.
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
Bất chấp những thành công rõ ràng của công nghệ Trung Quốc trong lĩnh vực phòng không và phòng thủ tên lửa, các tổ hợp tiên tiến nhất của họ như HQ-9B, HQ-22 và HQ-19 không bằng S-500 Prometheus.
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
Do đó nếu trong tương lai Nga phát hành phiên bản xuất khẩu của S-500 Prometheus, Bắc Kinh nên suy nghĩ kỹ về việc mua nó ngay lập tức, chuyên gia Lin Sen nói.
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
Giới phân tích cho rằng khả năng Trung Quốc trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của S-500 Prometheus tương tự trường hợp S-400 Triumf là rất dễ trở thành hiện thực.
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
Với tiềm lực tài chính hùng hậu của mình, việc Trung Quốc bỏ tiền ra mua một vài tổ hợp S-500 chẳng phải là điều gì khó khăn đối với họ, nhất là khi Nga cũng sẵn sàng bán để lấy tiền tái trang bị.
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
Tuy vậy cũng có thông tin cho rằng Trung Quốc sẽ không cần mua S-500 nếu họ chế tạo thành công HQ-26 - tổ hợp trên nằm trong lưới lửa phòng không đa tầng được Trung Quốc phát triển cho nhiệm vụ chống tên lửa đạn đạo.
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
Dự kiến HQ-26 sẽ trang bị cho các tàu chiến cỡ lớn, vai trò của nó giống như tên lửa đánh chặn SM-3 của Hải quân Mỹ. HQ-26 được cho là nâng cấp từ HQ-19 - phiên bản sửa đổi từ tên lửa phòng không HQ-9 cho nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo và vệ tinh ở quỹ đạo thấp.
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
Nhiều nguồn tin cho rằng tên lửa HQ-19 chính là đối tượng đã được mang ra kiểm tra đánh giá trong hai vụ thử nghiệm đánh chặn tên lửa tầm trung vào năm 2010 và 2013, nó được cho là đã đạt tới các tham số thiết kế lý tưởng như tầm cao 200 km và vận tốc 10 km/s.
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
Một số ý kiến dự đoán so với HQ-19 thì tên lửa HQ-26 sẽ được kéo dài phần thân, tích hợp thêm một tầng đẩy sử dụng nhiên liệu rắn, mục đích để kéo dài tầm bắn cũng như gia tăng vận tốc cho nó, đường kính thân giữa hai loại đạn đánh chặn này sẽ không có sự chênh lệch quá lớn.
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có thông tin rõ ràng về cự ly hoạt động, độ cao cũng như tốc độ mà tên lửa HQ-26 có thể vươn tới, nó đã được tích hợp cho khu trục hạm cỡ lớn Type 055 hay đã có phiên bản mặt đất chưa.
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
Bên cạnh đó, cũng chưa biết HQ-26 có áp dụng công nghệ đánh chặn bằng động năng rất tiên tiến hay không, bởi vì nếu vẫn phải mang theo đầu đạn thì tầm bắn, trần bay và vận tốc của tên lửa sẽ bị giảm đi rất nhiều.
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26
[ẢNH] Trung Quốc không cần mua S-500 khi có HQ-26