[ẢNH] Phản biện về "Chiến thuật bầy sói" của tên lửa chống hạm Nga

ANTD.VN - Tên lửa hành trình chống hạm Nga nổi tiếng với “chiến thuật bầy sói” nhằm khắc phục nhược điểm của đường chân trời vô tuyến điện từ, nhưng hình thức tác chiến này có thực sự “thần diệu”.
[ẢNH] Phản biện về
Theo nguyên tắc sử dụng, nếu tàu chiến không xác định được chính xác vị trí đối phương phía sau đường chân trời vô tuyến điện từ thì nó sẽ phóng liền một lúc 3 tên lửa hành trình chống hạm tầm xa.
[ẢNH] Phản biện về
Trong nhóm tên lửa này sẽ có 1 quả bay cao để bật radar dẫn hướng cho 2 đạn còn lại bay thấp, cách làm trên được cho là sẽ khắc phục điểm yếu khi không có máy bay cảnh báo sớm dẫn đường.
[ẢNH] Phản biện về
Tuy vậy chiến thuật bầy sói như trên có thực sự mang lại hiệu quả, một số rào cản chính sau đây đã được nêu tên.
[ẢNH] Phản biện về
Thứ nhất, đầu dò radar chủ động trên tên lửa có góc quét rất hẹp và công suất nhỏ, không khác gì việc người lính phải nhìn qua khe ngắm đóng trên súng trường tấn công để tìm kẻ địch trên chiến trường rộng lớn.
[ẢNH] Phản biện về
Trông chờ hoàn toàn vào đầu dò trên tên lửa thì dĩ nhiên xác suất bỏ lọt mục tiêu sẽ là rất cao, nhất là khi giai đoạn hành trình tới mục tiêu tên lửa gần như chỉ cơ động trên đường thẳng.
[ẢNH] Phản biện về
Chính vì vậy nguyên tắc dẫn bắn cơ bản luôn là radar hỏa lực phải nhìn rõ mục tiêu rồi đưa đạn tới vị trí tiếp cận thuận lợi nhất mới mong đầu dò radar chủ động trên tên lửa làm tốt chức năng.
[ẢNH] Phản biện về
Thứ hai, tầm hoạt động tối đa của đầu dò trang bị cho tên lửa chống hạm được Nga công bố lên tới 50 km, nhưng cần lưu ý đây chỉ là thông số lý tưởng, khác rất xa thực tế chiến đấu.
[ẢNH] Phản biện về
Để đầu dò bắt mục tiêu từ cự ly trên thì con tàu phải nằm ngay trước trục dọc tên lửa, cùng một mặt phẳng, có diện tích phản xạ radar lớn cỡ tàu sân bay, đồng thời không có bất cứ rào cản nào từ nhiễu điện tử.
[ẢNH] Phản biện về
Trường hợp thực tế đã ghi nhận tại một cuộc tập trận bắn đạn thật của Hạm đội Đông Hải Trung Quốc, trong môi trường nhiễu dày đặc, khi cự ly đã rút ngắn xuống còn 38 km nhưng đài radar hỏa lực Mineral-ME lắp trên Type 054A vẫn không thể ra lệnh phóng YJ-83.
[ẢNH] Phản biện về
Đặt cạnh đài radar hỏa lực Mineral-ME của Type 054A thì radar trong đầu dò của tên lửa Kalibr chẳng khác gì ngọn đèn pin đặt cạnh đèn pha cao áp, hiệu quả dĩ nhiên là thua kém rất nhiều.
[ẢNH] Phản biện về
Thứ ba, Nga cho biết trong trường hợp tên lửa dẫn đầu bị bắn hạ thì sẽ phải có một đạn khác bay lên thay thế, điều này mang lại nguy cơ lớn cho cuộc tấn công.
[ẢNH] Phản biện về
Nếu như gặp phải chiến hạm có phòng không tầm xa 150 km, tên lửa chống hạm bay rất cao sẽ bị dễ dàng tiêu diệt từ trước khi đầu dò chủ động có thể làm việc, như vậy lần lượt các đạn khác bay lên sẽ bị diệt theo, dẫn tới phá sản chiến thuật.
[ẢNH] Phản biện về
Thứ tư, Nga đang mâu thuẫn với chính mình khi cho rằng có thể dùng vệ tinh dẫn bắn cho tên lửa, trong khi thực chất vệ tinh chỉ là kênh tham chiếu tọa độ cho đạn trong quá trình bay quán tính trên quãng đường dài mà thôi.
[ẢNH] Phản biện về
Nếu thực sự vệ tinh định vị được mục tiêu trong thời gian thực thì chắc chắn Hải quân Mỹ, Nga hay Trung Quốc... đã loại bỏ hết máy bay AWACS hay các đài radar công suất lớn đắt tiền.
[ẢNH] Phản biện về
Ngoài ra nếu vệ tinh thay được radar thì Nga sẽ chẳng bao giờ phải đề ra chiến thuật bầy sói để tự mình tiết lộ cuộc tấn công đang hướng vào đối phương, khi đó cả 3 đạn diệt hạm sẽ bay thấp từ đầu để tránh bị radar phòng không phát hiện.
[ẢNH] Phản biện về
Chính vì vậy mà “chiến thuật bầy sói” nổi tiếng của tên lửa hành trình chống hạm Nga bị nghi ngờ tính hiệu quả khi thực chiến
[ẢNH] Phản biện về
[ẢNH] Phản biện về
[ẢNH] Phản biện về
[ẢNH] Phản biện về
[ẢNH] Phản biện về
[ẢNH] Phản biện về
[ẢNH] Phản biện về
[ẢNH] Phản biện về
[ẢNH] Phản biện về
[ẢNH] Phản biện về
[ẢNH] Phản biện về
[ẢNH] Phản biện về
[ẢNH] Phản biện về
[ẢNH] Phản biện về
[ẢNH] Phản biện về
[ẢNH] Phản biện về