- [ẢNH] Vũ khí có thể giúp chiến hạm Mỹ hạ tàu pháo Iran
- [ẢNH] Súng máy hạng nặng trên xuồng cao tốc Iran vừa áp sát chiến hạm Mỹ
- [ẢNH] Mỹ bất ngờ điều "pháo đài bay" B-1B Lancer đến Nhật Bản
|
Hàng loạt hệ thống pháo M777 đã được liên quân điều đến đông bắc Syria từ đầu tháng 4 đến nay. Đây là đợt triển khai vũ khí hạng nặng thứ hai của liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu tại Đông Bắc Syria từ đầu năm 2020. |
|
Cùng với đó, lực lượng Mỹ cũng đã bắt tay vào xây dựng 2 căn cứ mới ở tỉnh Deir Al-Zour nhiều dầu mỏ thuộc miền Đông Syria. |
|
Mục đích điều vũ khí mới và xây căn cứ của Mỹ đã được Tổng thống Trump cho biết là "để bảo vệ các mỏ dầu trong khu vực". |
|
Các lực lượng Mỹ cũng như đồng minh SDF hiện kiểm soát toàn bộ các mỏ dầu khí quan trọng nhất ở miền Đông Syria. |
|
Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận trước đó rằng họ đang có kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự ở phía Đông Bắc Syria. |
|
Mục đích được Washington đưa ra là để ngăn chặn những kẻ khủng bố tiếp cận các mỏ dầu, bởi lẽ dầu mỏ trước đó là nguồn kinh tế chính của các lực lượng phiến quân đang tham chiến tại Syria. |
|
Có một số mỏ dầu lớn ở tỉnh Deir Al-Zour, bao gồm Al-Umar, Conoco và Rmeilan. Đây cũng đồng thời là những mỏ dầu lớn nhất ở Syria. Sản lượng dầu của Syria theo thống kê của chính phủ nước này trước khi cuộc chiến tranh nổ ra là khoảng 30 nghìn thùng mỗi ngày. |
|
Tuy vậy, sự tăng cường vũ khí cũng như hiện diện quân sự của Mỹ tại các mỏ dầu này nhận được sự phản đối của Nga. |
|
Đặc phái viên của Nga tại Syria, ông Alexander Lavrentev cho biết, các khu vực sản xuất dầu ở miền Đông Syria nên được kiểm soát bởi chính phủ nước này, sự hiện diện của quân đội nước ngoài là hoàn toàn trái phép. |
|
Các nhà phân tích độc lập thì chỉ ra rằng, mỏ dầu luôn là đích nhắm tới của rất nhiều bên tham chiến tại Syria chứ không riêng Mỹ. |
|
Theo Southfront, hồi cuối tháng 2-2020, Quân đội Nga đã thiết lập một căn cứ quân sự mới ở phía Đông Raqqa. Địa điểm này nằm bên cạnh các vị trí của Quân đội Mỹ, theo dự kiến căn cứ này sẽ ngăn chặn sự di chuyển của bất kỳ đoàn xe quân sự Mỹ nào đến khu vực này. |
|
Trong khi đó đây không phải là lần đầu Mỹ tăng cường vũ khí và quân đội đến canh giữ các mỏ dầu đã kiểm soát được tại Syria. Trước đó họ đã chuyển các xe quân sự bao gồm xe bọc thép và cả xe chiến đấu bộ binh. |
|
Việc triển khai lựu pháo hiện đại M777 sẽ giúp Mỹ có thể tấn công tầm xa các cánh quân đối phương muốn tiếp cận khu vực dầu mỏ này. |
|
Sự kết hợp với các khẩu đội pháo M777 của SDF (ảnh) sẽ giúp Mỹ dễ dàng kiểm soát khu vực. Trước đó Mỹ đã âm thầm chuyển giao một số lượng nhất định loại siêu pháo M777 cho SDF. |
|
Ngay khi có loại pháo M777, SDF đã tạo ra các đòn tấn công sấm sét vào đối thủ. |
|
Sức mạnh của M777 ngoài sức công phát mạnh, chúng còn nằm ở khả năng tác chiến cơ động với thời gian triển khai nhanh và độ chính xác trong mỗi phát bắn gần như là tuyệt đối. |
|
M777 đã chứng minh được năng lực của mình trong suốt thời gian hoạt động tại trường Afghanistan, Syria và Iraq. |
|
Do được thiết kế tối ưu kết hợp cùng với vật liệu mới nên mẫu pháo này c1o trọng lượng rất nhẹ, có thể dễ dàng vận chuyển lên các điểm cao bằng trực thăng. |
|
Đây là điều mà không có loại pháo nào cùng kích cỡ nòng có thể làm được. Việc nhanh chóng cơ động trên chiến trường sẽ giúp tận dụng tối đa hỏa lực để bắn cấp tập vào phòng tuyến đối phương. |
|
M777 là lựu pháo chủ lực của lục quân Mỹ từ năm 2005, được tập đoàn BAE Systems của Anh phát triển nhằm thay thế mẫu M198 trước đó. |
|
Mẫu pháo này tham chiến lần đầu trong cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan. Hiện tại M777 đang tham chiến tại Syria gây ra nhiều đòn sấm sét cho quân khủng bố IS cũng như các cánh quân đối lập với lực lượng SDF. |
|
Pháo M777 nặng 4,2 tấn, dài 10,7 m. Ưu điểm của loại pháo này là trọng lượng nhẹ, hoạt động bền bỉ, rất chính xác. |
|
Tốc độ bắn trung bình đạt 2 phát/phút, tối đa tới 5 phát/phút. |
|
Ưu điểm của loại pháo này là trọng lượng nhẹ, hoạt động bền bỉ, rất chính xác. Loại pháo này có thể dễ dàng vận chuyển bằng trực thăng để cơ động trên chiến trường. |
|
Ngoài Mỹ, Ấn Độ, M777 còn được quân đội Australia, Canada, Anh Quốc và Arab Saudi sử dụng. |