[ẢNH] Nga "giật mình" khi Mỹ đưa Iron Dome tới sát biên giới?

ANTD.VN - Mới đây Israel đã bàn giao cho Mỹ những tổ hợp phòng thủ tên lửa Iron Dome (Vòm sắt) đầu tiên, dự kiến chúng sẽ sớm đi vào hoạt động.
[ẢNH] Nga
Việc Mỹ mua các khẩu đội Vòm sắt của Israel đã thu hút sự quan tâm lớn từ báo chí quốc tế, tuy nhiên diễn biến trên không gây ngạc nhiên do Washington đang thiếu một vũ khí như vậy.
[ẢNH] Nga
Giới phân tích dự đoán 2 khẩu đội của tổ hợp phòng thủ chiến thuật đánh chặn mục tiêu trên không do Israel sản xuất sẽ được triển khai tới một trong các quốc gia vùng Vịnh.
[ẢNH] Nga
Hiện vẫn chưa biết chính xác hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel sẽ được triển khai ở đâu trong khu vực, nhưng đó có thể là Saudi Arabia - quốc gia thường xuyên là mục tiêu tấn công của các nhóm bán quân sự thân Iran ở Yemen.
[ẢNH] Nga
Đây cũng là điều hợp lý khi Iron Dome vốn được thiết kế để bảo vệ lực lượng Mỹ, cũng như những đồng minh của Washington ở vùng Vịnh, khỏi các cuộc tấn công có thể xảy ra từ Iran và những nhóm vũ trang thân hữu.
[ẢNH] Nga
Nhưng chi tiết bất ngờ đã tới, khi Israel thông báo đồng ý để Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt tại các căn cứ quân sự của nước này ở Vịnh Ba Tư, và tại cả những nước châu Á và Đông Âu.
[ẢNH] Nga
Tờ Haaretz của Israel cũng đưa tin về việc Mỹ sẽ bố trí Iron Dome ở Đông Âu để bảo vệ cơ sở hạ tầng quân sự trước một cuộc tấn công có thể xảy ra từ Nga. Như vậy, khả năng rất cao Vòm sắt sẽ hiện diện sát biên giới Nga.
[ẢNH] Nga
Trước đó, Tel Aviv đã hoàn tất việc bàn giao lô đầu tiên của hệ thống tên lửa phòng không này cho Mỹ. Hiện tại, Lầu Năm Góc đang vận hành 2 khẩu đội Iron Dome.
[ẢNH] Nga
Diễn biến trên chắc chắn sẽ được Nga theo dõi sát sao, Moskva nhiều lần phản đối việc các tổ hợp phòng thủ tên lửa tối tân của Mỹ ngày càng áp sát biên giới nước này, đe dọa sẽ bắn hạ được tên lửa đạn đạo liên lục địa và cả tên lửa chiến thuật của Moskva ngay khi chúng rời bệ phóng.
[ẢNH] Nga
Iron Dome là hệ thống tên lửa phòng thủ do tập đoàn Rafael Advanced Defense Systems phát triển, nó đã trải qua thực chiến và thu về nhiều phản hồi rất tích cực.
[ẢNH] Nga
Tổ hợp phòng thủ này được thiết kế để đánh chặn và phá hủy tên lửa đạn đạo tầm ngắn cũng như đạn pháo bắn từ khoảng cách 4 đến 70 km
[ẢNH] Nga
Với khả năng bao quát vùng lãnh thổ rộng tới 150 km2, mỗi tiểu đoàn Iron Dome bao gồm 1 trạm radar đa nhiệm (phát hiện, theo dõi, dẫn bắn), trung tâm chỉ huy hỏa lực và 3 bệ phóng với 20 đạn tên lửa đánh chặn Tamir cho mỗi bệ.
[ẢNH] Nga
Điểm đặc biệt của Iron Dome nằm ở chỗ tổ hợp vũ khí này có thể tính toán ra điểm rơi của tên lửa mục tiêu. Nếu tên lửa đối phương không hướng vào các khu dân cư, Iron Dome sẽ không kích hoạt tên lửa đánh chặn.
[ẢNH] Nga
Mới đây tập đoàn Rafael đã giới thiệu phiên bản Iron Dome Block 2 với radar theo dõi và dẫn bắn mạnh hơn do công ty Elta Systems (một chi nhánh của tập đoàn IAI) phát triển. Nhờ nâng cấp trên, hiệu suất đánh chặn của Iron Dome được nâng lên tới 90%.
[ẢNH] Nga
Bên cạnh phiên bản triển khai trên bộ, Iron Dome còn có bản hải quân tích hợp trên tàu hộ vệ tên lửa Sa’ar 6, tạo ra lá chắn ngoài khơi đáng tin cậy.
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga