- Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung: Kiểm soát chặt đầu tư công tạo đột phá đầu tư hạ tầng giao thông
- Tổng Công ty SCIC bán vốn tại Vinamilk, thu về 11.286,4 tỷ đồng
- Gia đình Thứ trưởng Bộ Công Thương sở hữu tài sản lớn: Cần làm rõ việc thâu tóm cổ phần tại Công ty Điện Quang
Báo cáo Triển vọng kinh tế Việt Nam 2017 – 2018 cho hay trong năm 2016, những nỗ lực kiểm soát bội chi ngân sách chỉ đạt kết quả khiêm tốn. Mặc dù thu ngân sách đã tăng 12% và đạt tương đương 23,1% GDP song vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng chi ngân sách, dẫn đến thâm hụt trên ngân sách tương đương 4,4% GDP, cao hơn đáng kể so với mức 4.0% năm 2015. “Đây là điều đáng quan ngại, đặc biệt khi nợ công trong đó có nợ chính phủ bảo lãnh hiện nay ước tính đã vượt 63% GDP, đến sát với trần nợ công mà Quốc hội quy định là 65%” – Báo cáo nhận định.
Nguồn thu ngân sách từ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước không phải nguồn thu lâu dài
ADB cho rằng, trong những năm tới, áp lực nợ công buộc Chính phủ phải đặt ra các chỉ tiêu tham vọng về bội chi ngân sách, kiềm chế mức thâm hụt tương đương 3,5% GDP trong năm 2017 và giữ nó ở mức 4,0% trong năm 2018.
Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách sẽ được cắt giảm chủ yếu nhờ vào nguồn thu tăng lên từ việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, đây là một trong những nguồn thu ngân sách của Chính phủ. Nếu không tính nguồn thu này, thì kết quả cắt giảm thâm hụt ngân sách sẽ khiêm tốn hơn nhiều. “Nhưng đây không phải nguồn thu lâu dài, vì cổ phần doanh nghiệp Nhà nước chỉ bán được 1 lần. Quan trọng là phải tăng cường hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần, từ đó tăng nguồn thu ngân sách thông qua thu thuế...” – ông Eric Sidgwick – Giám đốc quốc gia Ngân hàng ADB tại Việt Nam cho biết.
Về phía chi ngân sách, chính phủ dự kiến sẽ cắt giảm 6% chi thường xuyên đồng thời tăng chi đầu tư lên 36%. Những mục tiêu củng cố tài khoá trong trung hạn là nhiệm vụ đầy thách thức, đòi hỏi phải tiến hành cải cách thuế sâu rộng hơn, quản lý thu ngân sách tốt hơn và chi tiêu công hiệu quả hơn.