Vội rút chạy, quân đội Ukraine đã bỏ lại tên lửa sát thủ MAM-L cho Nga

ANTD.VN - Quân đội Ukraine đã bỏ lại tên lửa sát thủ MAM-L khi vội rút chạy, ngay lập tức chúng đã rơi vào tay quân Nga. Được biết loại tên lửa này đã gây ra nhiều tổn thất cho quân đội Nga kể từ khi họ mở chiến dịch quân sự đặc biệt vào hôm 24/2.

Quân đội Ukraine đã bỏ lại tên lửa sát thủ MAM-L khi vội rút chạy khỏi các cuộc tấn công của Nga. Hiện một số tên lửa MAM-L đã bị quân đội Nga thu giữ.

Tên lửa MAM-L là một trong số những loại vũ khí uy lực nhất trong các cuộc chiến tranh gần đây, nó đã thể hiện hiệu suất cao trong thực chiến.
Hàng trăm mục tiêu bao gồm xe tăng, thiết giáp, pháo tự hành, hệ thống phòng không, hệ thống radar cảnh giới, bộ binh... đã bị loại tên lửa này tiêu diệt.
Có thể nói tên lửa MAM-L trở thành điểm sáng cho quân đội Ukaine hiện nay, khi mà giao tranh với quân đội Nga vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.
Việc để mất tên lửa MAM-L còn nguyên khả năng hoạt động sẽ đặt ra mối nguy hại khi chúng có thể bị Nga nghiên cứu và tìm cách vô hiệu hóa.
Được biềt ít nhất hai quả tên lửa MAM-L còn nguyên vẹn đã bị quân Nga thu giữ từ quân đội Ukraine
Có lẽ do đà tiến của quân đội Nga quá nhanh khiến cho quân đội Ukraine không kịp phá hủy loại tên lửa này khi rút chạy.
Tên lửa NAM-L đã thể hiện tốt trong cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh, Syria, Libya và hiện nay là Ukraine.
Trong danh sách các "nạn nhân" của MAM-L ngoài xe tăng T-62, T-64, T-72, T-80, T-90 thì còn có đài radar cảnh báo sớm Nebo-M, tổ hợp tên lửa phòng không Pantsir-S, hay trạm tác chiến điện tử Repellent...
MAM-L được phát triển bởi Rocketsan cho các phương tiện bay không người lái, nó có thể tiêu diệt cả mục tiêu đứng yên và di động với xác suất trúng đích cao.
Loại tên lửa này lần đầu xuất hiện trong chiến dịch "Lá chắn Euphrates" ở miền Bắc Syria năm 2016 - 2017.
Các chuyên gia phân loại MAM-L là tên lửa cỡ nhỏ có độ chính xác cao. Trước đây, nhà phát triển từng bị chỉ trích mạnh mẽ vì vũ khí trên được cho là không đủ sức mạnh.
Dù có những nghi ngờ rằng, MAM-L chỉ trang bị đầu đạn nặng 10 kg sẽ không thể phát huy tác dụng trên chiến trường.
Tuy nhiên thực tế cho thấy khi MAM-L với kiểu tấn công đột nóc thì ngay cả xe tăng hiện đại cũng không có cơ hội sống sót.
Chi phí ước tính của MAM-L chỉ từ 60 nghìn đến 100 nghìn USD và không mất quá nhiều thời gian để sản xuất.
MAM-L thực chất là một biến thể của tên lửa chống tăng UMTAS, từ đó loại bỏ động cơ và mở rộng cánh, để lại hệ thống dẫn đường.
Trong cuộc chiến ở Nagorno-Karabakh, các máy bay không người lái Bayraktar TB2 của quân đội Azerbaijan đã vô hiệu hóa số trang thiết bị quân sự trị giá 1 tỷ USD của Armenia, trong đó chủ yếu do Nga sản xuất.
Còn những gì đang diễn ra trên chiến trường Ukraine hiện nay, tên lửa MAM-L có thể gây ra thiệt hại cho quân đội Nga còn lớn hơn nhiều.
Thông số kỹ thuật cơ bản của tên lửa MAM-L bao gồm: đường kính 160 mm, chiều dài 1 m, trọng lượng 22 kg. Đầu đạn nặng 10 kg có thể là loại xuyên lõm, phân mảnh, nhiệt áp.
Nguyên tắc dẫn đường bằng chùm tia laser cho phép tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên đến 8 km, cũng như sử dụng định vị vệ tinh ở khoảng cách lên đến 14 km.
MAM-L là vũ khí trang bị chính của các UAV Bayraktar TB2 và Anka-S.