- Pháp bất ngờ tuyên bố tập trận hạt nhân giữa tình hình nóng
- Máy bay huấn luyện T-6 Texan II ngày càng được nhiều nước tin dùng
- Nga đủ khả năng biến mọi thiết giáp thành robot chiến trường
|
Khi Pháp nói về việc sẽ phát triển một tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân tầm xa 1.000 km, sự chú ý lại tập trung vào loại Hadès ra đời từ cuối thập niên 1980, bởi đây rất có thể là cơ sở phát triển của vũ khí mới. |
|
Ý tưởng chế tạo tên lửa Hadès được manh nha vào giữa thập niên 1970, khi Quân đội Pháp cho rằng cần một hệ thống vũ khí tấn công mặt đất thế hệ mới nhằm thay thế cho các tổ hợp Pluton chỉ có tầm bắn 120 km và vòng tròn sai số lên tới 150 mét. |
|
Nhưng về mặt chính thức, dự án tên lửa Hadès do Công ty Aerospatiale (hiện đã sáp nhập vào Airbus) đứng đầu chỉ thực sự khởi động vào năm 1984 và lần phóng đầu tiên diễn ra vào năm 1988. |
|
Đáng chý ý là trong quá trình phát triển, tầm bắn của tên lửa đã tăng dần từ mức 250 km theo yêu cầu ban đầu lên 350 km, sau đó là 450 km, con số cuối cùng được hé lộ đã đạt tới cự ly 500 km. |
|
Tên lửa đạn đạo Hadès có kết cấu một tầng sử dụng nhiên liệu rắn với bệ phóng kiểu thẳng đứng (VLS), mỗi xe mang phóng tự hành dùng khung gầm xe tải việt dã mang được tối đa 2 đạn. |
|
Đầu đạn hạt nhân TN 90 đương lượng nổ 80 kT được xem xét tích hợp vào những quả Hadès, bên cạnh đó vào đầu thập niên 1990, phương án sử dụng đầu đạn thông thường đã được đưa ra nhằm mục đích phá hủy các mục tiêu được bảo vệ cao mà không gây căng thẳng quá mức. |
|
Để đạt được thông số kỹ chiến thuật cần thiết, tên lửa dự kiến tích hợp hệ thống định vị vệ tinh và/hoặc GPS truyền hình (nguyên lý DSMAC với hình ảnh tham chiếu từ mục tiêu), khiến cho vòng trong sai số (CEP) chỉ trong khoảng 5 mét. |
|
Tuy vậy việc mang đầu đạn thông thường cũng phải đánh đổi, khi trọng lượng lớn hơn của đơn vị chiến đấu đồng nghĩa với việc giảm tầm bắn xuống chỉ còn một nửa, ở mức khoảng 250 km. |
|
Tổ hợp tên lửa đạn đạo Hadès được tích hợp hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số hiện đại, dẫn tới số lượng binh sĩ vận hành được tiết giảm mạnh. Ngoài ra bệ phóng còn được ngụy trang thành một chiếc xe tải quân sự thông thường, khiến đối phương rất khó xét đoán. |
|
Mặc dù mang nhiều công nghệ vượt trội vào thời điểm ra đời nhưng tên lửa Hadès không được lên kế hoạch sản xuất với số lượng lớn, nguyên nhân nằm ở việc nó được xác định là vũ khí chiến lược chuyên đánh đòn hạt nhân. |
|
Với thực tế trên, số lượng 120 tên lửa được lên kế hoạch chế tạo ban đầu rõ ràng đã là một con số rất lớn. Tuy nhiên Chiến tranh Lạnh đã kết thúc trước khi hệ thống này hoàn thành mọi thử nghiệm để được triển khai toàn diện vào năm 1992. |
|
Tổng cộng chỉ có 15 bệ phóng và 30 tên lửa được sản xuất, chưa bao giờ được biên chế trong thành phần chiến đấu. Năm 1996, Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã tái cơ cấu lực lượng hạt nhân và tháo dỡ những quả Hadès, công việc hoàn thành vào ngày 23/6/1997. |
|
Và 2 năm 2 tháng sau, Iskander đã được Nga giới thiệu tại triển lãm MAKS với tên lửa đạn đạo 9M723 nặng 3,8 tấn, có tầm bắn 500 km, quỹ đạo phức tạp và có khả năng cơ động cao, sử dụng dẫn đường vệ tinh và tùy chọn radar hoặc GPS truyền hình tương tự như Hadès. |
|
Dễ dàng nhận thấy mặc dù ra đời đã lâu nhưng Hadès của Pháp không hề thua kém Iskander do Nga sản xuất, nếu dự án được "hồi sinh" kèm theo một số chỉnh sửa, đây sẽ là vũ khí tấn công cực kỳ lợi hại. |