Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời

ANTD.VN - Vào ngày 27/4/1952, chiếc máy bay thử nghiệm "88-1" - chính là nguyên mẫu của oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên kéo dài 12 phút, người điều khiển là phi công Nikolai Rybko.
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Nhờ có oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16, Không quân Liên Xô đã có trong biên chế chiếc máy bay ném bom phản lực mang vũ khí hạt nhân được sản xuất hàng loạt đầu tiên.
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Trong chuyến bay thử nghiệm, phi công Rybko đã cho chiếc phi cơ tăng tốc lên 1.020 km/h, cao hơn tốc độ thiết kế ban đầu. Các bài kiểm tra tầm bay sau đó cũng cho kết quả xuất sắc: chiếc máy bay đã vượt qua quãng đường 6.050 km.
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Cần nhắc lại vào năm 1949, khi nhiệm vụ thiết kế cấp nhà nước được hình thành, Liên Xô khiêm tốn đặt ra mục tiêu tầm bay "không thấp hơn 3.000 km". Ngoài ra chuyến bay dài đã cho thấy rằng tất cả các hệ thống hoạt động trơn tru, không có sự cố.
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Những bài thử nghiệm tại nhà máy kéo dài cho đến ngày 29/10/1952, tổng cộng 46 chuyến bay đã được hoàn thành. Ngày 13/11/1952, máy bay được bàn giao cho cuộc kiểm tra cấp nhà nước tại Viện Nghiên cứu Lực lượng Phòng không Không quân.
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Các kỹ sư sau đó nhận yêu cầu giảm trọng lượng máy bay, loại bỏ tất cả những thứ không cần thiết. Hóa ra phiên bản 88-1 không hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ được giao: ngoài "cân nặng", còn có vấn đề với việc vận hành thiết bị bổ sung, cũng như bố trí vũ khí nhỏ.
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Để tiếp tục thử nghiệm, một phiên bản nhẹ của chiếc máy bay đã được gấp rút chế tạo, họ gán cho nó chỉ số "88-2". Đồng thời vấn đề chế tạo loạt đầu tiên được quyết định vào tháng 7/1953, dự kiến ​​lắp ráp tại Nhà máy số 22.
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Thiết kế trưởng Andrey Tupolev đã chỉ đạo cấp dưới của mình tìm cách giảm bớt trọng lượng của máy bay đi vài tấn, loại bỏ các thông số sức mạnh đã được đặt ra ngoài khả năng đo lường. Kết quả là chiếc oanh tạc cơ trở nên nhẹ hơn 5 tấn.
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Việc thử nghiệm mẫu "88-2" tại nhà máy bắt đầu vào tháng 3/1953 và kết thúc vào tháng 9/1953. Tới ngày 28/5/1954, chiếc máy bay này được Không quân Liên Xô biên chế với tên gọi chính thức Tu-16.
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước cho thấy với 3 tấn bom, Tu-16 có thể bay 5.760 km với tốc độ tối đa 992 km/h và trần bay thực tế là 12.800 mét. Đồng thời, trọng lượng cất cánh tối đa là 72 tấn. Máy bay có thể cất cánh từ đường băng khá ngắn - dưới 2.000 mét.
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Trong năm 1954, Không quân Liên Xô đã nhận 70 chiếc Tu-16. Trong khi đó, hai nhà máy sản xuất máy bay khác đã được kết nối để sản xuất bao gồm: Voronezh số 64 và Kuibyshev số 1. Trong toàn bộ vòng đời, Tu-16 đã có 11 lần sửa đổi.
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Trong những năm đó, hàng không phát triển nhanh chóng, máy móc trở nên lỗi thời và các nhà phát triển máy bay không chắc sáng tạo của họ sẽ có thể phục vụ trong một thời gian dài.
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Tuy nhiên Tu-16 đã được vận hành trong suốt nửa sau thế kỷ 20 và thậm chí bước sang thế kỷ 21: mặc dù nó đã ngừng hoạt động ở Nga vào năm 1993, phương tiện này vẫn được sử dụng trong Quân đội Trung Quốc với tên gọi Xian H-6.
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Thậm chí chiếc H-6 vẫn còn được tiếp tục phát triển tại Trung Quốc với vai trò máy bay ném bom chủ lực của cả Không quân và Hải quân nước này thêm một thời gian dài nữa, thông qua những biến thể H-6K hay H-6G.
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Tổng cộng, hơn 1.500 máy bay ném bom loại này đã được sản xuất. Ngoài ra, Tu-16 đã trở thành tiền thân của chiếc phi cơ dân dụng phản lực đầu tiên của Liên Xô - Tu-104. Một thời gian sau, chiếc chuyên cơ chở khách Tu-124 đã được thiết kế trên cơ sở của nó.
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Với những gì diễn ra, oanh tạc cơ Tu-16 thậm chí có thể phục vụ tới 100 năm thông qua biến thể H-6 do Trung Quốc chế tạo.
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời
Oanh tạc cơ huyền thoại Tu-16 tiếp tục là 'quái vật bầu trời' sau.. 70 năm ra đời