Ngày 1/1/2023, kênh Telegram Mặt trận phía Nam của quân đội Nga đã phát hành cảnh quay cho thấy sự phá hủy rõ ràng của một "hỏa thần" M142 HIMARS thuộc lực lượng vũ trang Ukraine.
Hình ảnh cắt ra từ video đánh dấu lần đầu tiên bằng chứng được coi là xác thực về việc pháo phản lực Himars do Mỹ cung cấp cho Ukraine bị phá hủy.
Vụ việc xảy ra ở miền đông Ukraine, cách làng Kostiantynivka ở tỉnh Donetsk khoảng 8 km về phía nam.
Pháo phản lực Himars của Ukraine được các binh sĩ trinh sát thuộc đơn vị "Yuzhny" của Nga phát hiện ngay sau khi hệ thống này bắn tên lửa.
Những đám khói có thể nhìn thấy được chụp lại trong cảnh quay này cho thấy pháo Himars đã bị khóa bắn.
Cận cảnh pháo Himars bị bom chùm của Nga tấn công, giới phân tích cho rằng pháo có thể hư hại nặng thậm chí bị phá hủy hoàn toàn.
Hiện giới chức quân đội Ukraine chưa đưa ra bình luận về thông tin được phía truyền thông Nga đưa ra.
Mỹ đang là bên hỗ trợ quân sự nhiều nhất cho Ukraine với nhiều khí tài hạng nặng hiện đại, trong đó có hệ thống pháo phản lực Himars.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt M142 Himars của Mỹ được đánh giá là một trong những loại vũ khí phóng loạt nguy hiểm nhất hiện nay.
Đây chính là biến thể thu gọn của loại pháo phản lực M270. Chúng sử dụng khung gầm xe bánh lốp 6x6 thay vì bánh xích.
Xe được lắp động cơ diesel Caterpillar 3115 ATAAC dung tích 6,6 lít có công suất 290 mã lực cho tốc độ tối đa 85 km/h; tầm hoạt động 480 km.
Xe có độ cơ động rất tốt khi leo được dốc 60%; vượt chướng ngại vật cao 0,6 m; vượt hào rộng 1 m; lội nước sâu 0,9 m.
Mỗi xe phóng mang theo một container chứa 6 ống phóng đạn rocket, và khi cần container này có thể chứa và phóng một tên lửa MGM-140.
M142 Himars có độ sát thương lớn, chỉ mất 20 giây để phóng 6 quả rocket và vùng sát thương bao trùm một diện tích rộng 78,5 ha.
Khi sử dụng đạn M31 mang đầu đạn nổ mạnh đa dụng nặng 90 kg, Himars có tầm bắn 80 km, xa hơn các loại pháo phản lực của Nga, vì vậy nó tránh được đòn phản pháo của đối phương.
Tầm bắn xa của đạn rocket M31 cùng với cơ chế dẫn đường bằng GPS, pháo Himars có thể nhắm mục tiêu chính xác hơn rất nhiều so với pháo phản lực của Nga hiện có.
Himars ban đầu được triển khai để nhắm vào các mục tiêu cố định và sở chỉ huy lực lượng Nga, thay vì đội hình di động, tuy nhiên giờ đây chúng nhắm tới nhiều mục tiêu của Nga hơn.
Nga nhiều lần cảnh báo phương Tây không cung cấp vũ khí cho Ukraine và cho rằng điều này chỉ kéo dài giao tranh, đồng thời làm tăng nguy cơ xảy ra đối đầu quân sự trực tiếp giữa Nga và NATO.