- Dù bị Lầu Năm Góc lơ là suốt 20 năm, lực lượng pháo binh Mỹ vẫn không hề thua Nga?
- ‘Nga tiếp tục thử tên lửa hành trình động cơ hạt nhân Burevestnik bất chấp các nguy cơ’
- Nga đặt Mỹ vào tình thế ‘tiến thoái lưỡng nan’ ở Trung Đông
|
Mặc dù Không quân Nga mới chỉ tiếp nhận oanh tạc cơ Su-34M tối tân cách đây hai tuần, tuy nhiên một chiếc chiến đấu cơ loại này được cho là đã bị bắn rơi trên chiến trường Ukraine. |
|
Báo chí Nga và Ukraine trong ngày 18/7 đã đăng tải hình ảnh một chiếc Su-34 rơi tại vùng Alchevsk, đáng chú ý là đa phần ý kiến đều khẳng định máy bay ném bom tiền tuyến này bị bắn hạ bởi "hỏa lực thân thiện". |
|
Sở dĩ có nhận xét trên là bởi lực lượng phòng không Ukraine không hoạt động tại đó, trong khi phe ly khai Cộng hòa nhân dân Lugansk tự xưng (LPR) lại công bố việc các khẩu đội tên lửa của mình đang tích cực đánh chặn đạn rocket HIMARS, khả năng cao vì vậy dẫn tới vụ bắn nhầm. |
|
Chi tiết đáng quan tâm nhất đã tới, khi xem xét mảnh xác chiếc phi cơ, họ nhận ra nó mang số hiệu RF-95890, đây chính là một oanh tạc cơ Su-34M tối tân thuộc Trung đoàn máy bay ném bom số 277 vừa nhận bàn giao cách đây ít lâu. |
|
Đây rõ ràng là một thiệt hại lớn đối với Không quân Nga, đồng thời là đòn giáng mạnh vào uy tín của "Thú mỏ vịt" nâng cấp, đặc biệt khi nó được quảng cáo như phương tiện tác chiến "bất khả chiến bại". |
|
Không quân Nga đã nhận được chiếc máy bay ném bom Su-34M nâng cấp đầu tiên vào đầu tháng 7/2022, chỉ hơn hai năm sau khi đơn đặt hàng được ký kết vào tháng 5/2020 với số lượng tổng cộng 76 chiếc. |
|
Không quân và Hải quân Nga muốn nâng quy mô phi đội lên gần 200 máy bay, khi 124 chiếc Su-34 đã được đưa vào phục vụ từ cuối năm 2021 mặc dù ít nhất 6 chiếc được cho là đã bị bắn hạ khi hoạt động ở Ukraine. |
|
Su-34 là lớp máy bay chiến đấu phổ biến nhất của Bộ Quốc phòng Nga và có số lượng được đưa vào biên chế trong 8 năm qua nhiều hơn bất kỳ chủng loại nào khác, bao gồm cả tiêm kích đa năng Su-30 và Su-35. |
|
Điều này phần lớn là do các khả năng độc đáo của nền tảng, cho phép nó không chỉ thay thế phi đội máy bay cường kích Su-24M cũ kỹ gồm vài trăm chiếc mà còn cả một số oanh tạc cơ Tu-22M của nước này, Su-34M có tầm bay tương đương mặc dù kích thước nhỏ hơn nhiều. |
|
Là một biến thể của thiết kế Su-27 Flanker giống như hầu hết các máy bay chiến đấu Nga đang sản xuất hiện nay, Su-34 Fullback (hay còn gọi bằng cái tên Thú mỏ vịt) là phiên bản được thay đổi nhiều nhất do vai trò rất khác biệt của nó. |
|
Các kỹ sư đã sửa đổi phần khung thân vốn dành cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không thành một loại oanh tạc cơ để ném bom tầm xa, chế áp phòng không, tấn công bằng tên lửa hành trình và chống tàu với khả năng không đối không thứ cấp. |
|
Máy bay chiến đấu cũng được hưởng lợi từ việc giảm tiết diện phản xạ radar phía trước, kết hợp những khí tài tác chiến điện tử tinh vi khiến nó có khả năng sống sót cao hơn hầu hết các dẫn xuất khác của gia đình Flanker. |
|
Theo Tổng giám đốc Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất của Nga - ông Yuri Slyusar, Su-34M có khả năng chiến đấu gấp đôi Su-34 ban đầu, với giao diện chuyên dụng cho ba loại cảm biến khác nhau, giúp tối đa hóa khả năng nhận biết tình huống. |
|
Su-34M được trang bị pod UKR-RT mang các khí tài tác chiến điện tử, hộp camera UKR-OE và UKR-RL tích hợp radar khẩu độ tổng hợp. Khả năng không chiến cũng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp các loại vũ khí mới như tên lửa K-77M từ tiêm kích Su-57. |
|
Một biến thể chuyên dụng được sửa đổi nhẹ của Su-34M đó là máy bay tấn công điện tử, được trang bị khí tài L700 Tarantul ECM. Bên cạnh đó là phiên bản tình báo, giám sát và trinh sát cũng được cho là sẽ tham gia phi đội. |
|
Một số báo cáo cũng chỉ ra rằng oanh tạc cơ Su-34M nâng cấp sẽ tích hợp radar hướng sau Kopyo-DL. Ban đầu khí tài này được đồn đại lắp đặt cho chiếc Su-34 nguyên bản vào đầu những năm 2010, nhưng bây giờ nó mới được triển khai. |