Washington đã đồng ý cung cấp đạn rocket tầm xa siêu chính xác tầm xa M30, M30A1 và M30A2 cho Ukraine. Chính điều này đã làm thay đổi cục diện tại chiến trường Donbass.
Rõ ràng với tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn, các loại rocket này có thể tạo ra ưu thế cho Ukraine trong các cuộc đấu pháo với quân Nga tại Donbass.
Theo nhiều nguồn tin phân tích độc lập, Nga đã thiệt hại khoảng 30% các kho đạn tại Donbass do bị pháo HIMARS đánh trúng.
Rõ ràng Nga đang giành thắng lợi do áp đảo về pháo binh, nhưng với việc nguồn đạn dược bị phía Ukraine phá hủy, Nga đã không thể tạo được các bước tiến như trước.
Các rocket tầm xa siêu chính xác M30, M30A1 và M30A2 dẫn đường bằng GPS mà MLRS bắn ra có tầm phóng gấp đôi so với lựu pháo M777.
Khả năng bắn xa đến 80 km nhìn chung sẽ giúp MLRS của Ukraine nằm ngoài tầm ngắm bắn của pháo binh Nga, đồng thời đặt các khẩu đội pháo binh Nga vào tình thế nguy hiểm.
Một số nhà phân tích cho rằng pháo phản lực được Mỹ và Anh cung cấp sẽ là "yếu tố thay đổi cuộc chơi".
"Xét về góc độ chiến thuật, pháo phản lực M270 và M142 có độ chính xác cao hơn những loại pháo phản lực trong biên chế Ukraine và ngay cả của Nga hiện tại, khi chúng sử dụng loại đạn dẫn đường có khả năng tấn công chính xác ở tầm xa hơn nhiều", chuyên gia quân sự Mỹ Tyler Rogoway nhận xét.
Rocket tầm xa M30, M30A1 và M30A2 trang bị đầu tự dẫn với 404 bom con M85, giảm bớt sức sát thương nhưng tăng đáng kể độ chính xác với các mục tiêu cỡ nhỏ.
Đầu đạn chùm M85 được thay bằng khối thuốc nổ mạnh nặng 100 kg, cho phép tiêu diệt mục tiêu đơn lẻ mà không gây thiệt hại ngoài dự tính cho khu vực xung quanh.
Ban đầu Mỹ chần chừ không cung cấp những loại rocket tầm xa này, do lo ngại Ukraine có thể dùng chúng tấn công vào lãnh thổ Nga.
Tuy nhiên phía Kiev đã hứa không dùng các loại vũ khí công nghệ cao này để tấn công vào lãnh thổ Nga, vì vậy Washington đã liền chuyển chúng cho Ukraine.
Thành công của pháo HIMARS trong việc làm chậm bước tiến của quân Nga tại Donbass ngoài việc nhờ đạn rocket tầm xa dẫn đường siêu chính xác, thì đó còn là nguồn tin tình báo từ NATO.
Với việc được cung cấp chính xác vị trí các kho đạn dược của quân Nga tại Donbass, Ukraine đã tiến hành bắn rocket M30, M30A1 và M30A2 vào ban đêm.
Sau khi tấn công, các khẩu đội pháo HIMARS liền cơ động để tránh phản đòn từ Nga.
Nga ít nhất hai lần tuyên bố đã phá hủy thành công tổ hợp pháo phản lực HIMARS của Ukraine, thậm chí ngày 17/2 Bộ Quốc phòng Nga còn công bố clip phá hủy hệ thống này.
Tuy nhiên một số nhà phân tích độc lập sau khi so sánh dữ liệu từ clip của Nga và hình ảnh chụp thực tế hệ thống HIMARS thì cho rằng, rất có thể tổ hợp mà Nga tuyên bố không phải là HIMARS do nó có quá nhiều khác biệt.
Phía Ukriane cũng chưa lên tiếng chính thức về các thông tin được phía Nga đưa ra. Hiện Kiev tiếp tục dùng pháo HIMARS để tập kích vào các vị trí quan trọng của Nga tại Donbass.