- Thành tích thực chiến khiến tiêm kích Su-57 ngày càng nổi bật
- Ukraine yêu cầu vũ khí đặc biệt từ Hàn Quốc để chống lại pháo tự hành M1989 Koksan
- Bất ngờ lớn với mức giá siêu rẻ của UAV tàng hình S-70 Okhotnik
|
Tạp chí Wall Street Journal (WSJ) mới đây đã cung cấp thông tin về việc Mỹ đồng ý viện trợ tên lửa chống bức xạ diệt radar tiên tiến AGM-88E HARM cho Ukraine để tích hợp vào tiêm kích F-16. |
|
Đáng chú ý là trước kia Lầu Năm Góc vẫn hạn chế chủng loại đạn dược hàng không tiên tiến mà họ có thể gửi để trang bị cho các máy bay chiến đấu F-16 mới viện trợ cho Ukraine, nhưng nhiều khả năng đã xảy ra một sự "tháo khoán". |
|
Trong những ngày cuối nhiệm kỳ tổng thống của ông Joe Biden, Mỹ đang đẩy nhanh việc gửi tên lửa chống bức xạ AGM-88E tiên tiến, tên lửa không đối không AIM-120, và bom hàng không dẫn đường JDAM cho Ukraine. |
|
Mặc dù vậy, số lượng tên lửa được chuyển giao cũng như điều kiện sử dụng chúng không được thông báo một cách cụ thể. Tuy nhiên theo dự đoán vũ khí này sẽ được dùng để chế áp các tổ hợp phòng không tầm xa của Nga, đặc biệt là S-400 Triumf. |
|
Tên lửa chống radar tiên tiến AGM-88E có chiều dài 417 cm; đường kính thân 25,4 cm; sải cánh 112 cm; trọng lượng phóng 361 kg. Loại đạn hàng không này có thể tấn công mục tiêu ở cự ly hơn 60 dặm (110 km) và tốc độ tối đa trên Mach 2 (680 m/s). |
|
Hiện tại tên lửa chống radar AGM-88E mới có trong thành phần tác chiến của Hàng không Hải quân cũng như Hàng không Thủy quân Lục chiến Mỹ, bên cạnh đó là Không quân Ý và Đức. |
|
Vấn đề cần lưu ý nữa ở chỗ AGM-88E chính là phiên bản cải tiến của tên lửa chống radar AGM-88 HARM, được Không quân sử dụng từ năm 2022 trên các tiêm kích MiG-29 và Su-27, khi sửa đổi phần mềm dẫn bắn trên chiến đấu cơ hệ Liên Xô. |
|
Phiên bản AGM-88E được phát triển như một phần của chương trình hợp tác Mỹ - Ý, do Hải quân Mỹ dẫn đầu thông qua đại diện là Công ty Orbital ATK, quá trình nghiên cứu phát triển bắt đầu từ năm 1990 nhưng kéo dài đến năm 2011 mới hoàn thiện. |
|
Tên lửa nhận đã được động cơ nhiên liệu rắn, đầu đạn, cánh lái từ phiên bản HARM đời cũ, nhưng trang bị bộ phận dẫn đường mới, đi kèm hệ thống điều khiển nâng cấp tối tân hơn nhiều. |
|
AGM-88E trang bị hệ thống đa cảm biến tiên tiến, bên cạnh đầu dẫn đường thụ động như trên tên lửa HARM cơ sở, cho phép xác định là lao vào nguồn phát bức xạ của radar đối phương thì phiên bản mới còn có thêm đầu dò radar chủ động (AR GOS). |
|
Nhờ cải tiến này, tên lửa có thể chế áp và tiêu diệt hệ thống phòng không của đối phương ngay cả khi kíp chiến đấu đã tắt radar. Bên cạnh đó, hệ thống định vị toàn cầu và dẫn đường quán tính cũng được bổ sung, cho phép tiêu diệt mục tiêu theo tọa độ rất chính xác. |
|
Nhờ những cải tiến trên, mặc dù tên lửa AGM-88E chủ yếu nhằm mục đích chế áp phòng không đối phương, nhưng nó cũng có thể được sử dụng để tấn công những đối tượng quan trọng khác. |
|
Điển hình như vào tháng 9/2015, một tên lửa AGM-88E đã bắn trúng con tàu mục tiêu khi đang di chuyển. Điều này chứng minh khả năng sử dụng AR GOS của đạn để phát hiện, xác định và tiêu diệt đối tượng di động. |
|
Tên lửa AGM-88E cũng được trang bị hệ thống kiểm tra kết quả, sẽ truyền dữ liệu mà đầu dò AR GOS ghi nhận trước khi tấn công, cho phép xác định xem có phá hủy thành công mục tiêu hay không. |
|
Tên lửa AGM-88E khi bắn từ tiêm kích F-16 sẽ tận dụng được hết khả năng của vũ khí, xóa bỏ hạn chế khi phải triển khai từ một nền tảng không phù hợp như tiêm kích hệ Liên Xô, đủ sức đe dọa những hệ thống phòng không tầm xa mạnh nhất của Nga như S-400 Triumf. |