- Lều ngụy trang Nga có khả năng tàng hình trước radar đối phương
- Mỹ tăng cường thả dù vũ khí cho quân đối lập Syria
- Nga rút thêm các cường kích Su-24 từ Syria về nước
Dấu mốc này đạt được sau khi nhà thầu Lockheed Martin bàn giao chiếc F-35A thứ 2 của Nhật Bản cho đội huấn luyện quốc tế tại căn cứ không quân Luke, Arizona.
Như vậy, Lockheed Martin đã mất gần 6 năm để bàn giao được 200 tiêm kích F-35 kể từ khi chiếc đầu tiên được chuyển tới cho quân đội Mỹ vào tháng 5-2011. Ở thời điểm đó, toàn bộ chương trình F-35 đã có tổng cộng 75.000 giờ bay, 380 phi công cùng 3.700 nhân viên bảo dưỡng được huấn luyện.
F-35 vẫn đắt hàng mặc dù chưa hoàn thiện
Mặc dù chưa kí hợp đồng chính thức nhưng nhiều nước đã có các biên bản ghi nhớ về việc mua các tiêm kích tàng hình này bao gồm Australia 100 chiếc, Canada 65 chiếc, Đan Mạch 30 chiếc, Italia 90 chiếc, Nhật Bản 42 chiếc, Hà Lan 37 chiếc, Na Uy 52 chiếc, Hàn Quốc 40 chiếc, Thổ Nhĩ Kỳ 100 chiếc, Anh 138 chiếc và quân đội Mỹ 2.376 chiếc.
Tiêm kích tàng hình F-35 được coi là dự án vũ khí đắt nhất trong lịch sử nước Mỹ, với tổng trị giá 1.500 tỷ USD, trong đó gần 400 tỷ USD cho việc đặt mua máy bay. Việc đội giá và trì hoãn liên tục khiến Tổng thống đắc cử Donald Trump yêu cầu nhà sản xuất Lockheed Martin cắt giảm giá thành của chiếc máy bay này.
Việc cán mốc bàn giao 200 chiếc F-35 đến vào đúng lúc báo cáo mới của Lầu Năm Góc cho biết tiêm kích này vừa xuất hiện thêm 276 lỗi mới trong hệ thống quản lý chiến đấu, khiến kế hoạch thử nghiệm vận hành toàn diện không thể tiến hành trước năm 2019.