EU tuyên bố nới lỏng trừng phạt cho Nga

ANTĐ - Liên minh châu Âu (EU) vừa nới lỏng trừng phạt đối với một số ngân hàng lớn nhất của Nga như Sberbank và VTB, cũng như nền công nghiệp dầu lửa của nước này.

Tuyên bố của EU được đưa ra vào hôm 5-12, cho phép các ngân hàng Nga được huy động “những khoản vay có mục tiêu rõ ràng và giải thích bằng văn bản nhằm đảm bảo việc cung cấp các nguồn vốn khẩn cấp để đáp ứng được các yêu cầu về tính thanh khoản và quản lí nợ của những cá nhân trong Liên minh, những người sở hữu hơn 50% cổ phần trong Annex III (ám chỉ các ngân hàng của Nga)”.

EU cũng nói rõ những điều kiện để khối này xoá bỏ quy định cấm cung cấp thiết bị cho hoạt động khai thác dầu.

EU đã nới lỏng trừng phạt cho các ngân hàng và công ty dầu mỏ Nga

Về cơ bản, việc cung cấp các thiết bị cho Nga và các vùng đặc khu kinh tế hay lãnh thổ ngoài khơi vẫn bị cấm, tuy nhiên EU cho biết, họ sẽ “cho phép bán, cung cấp, vận chuyển hay xuất khẩu các hàng hoá cấp thiết cho việc ngặn chặn hoặc giảm thiểu những sự việc có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe và an toàn của con người hay môi trường xung quanh”.

Những thông tin trên đã làm sáng tỏ lệnh trừng phạt mới nhất của EU với Nga. Tuyên bố của EU có nhắc đến “việc khai thác dầu ở Bắc Cực”, ám chỉ lệnh cấm vận được áp dụng đối với những hoạt động khai thác ở ngoài khơi Bắc Cực. “Thám hiểm vùng nước sâu”, ám chỉ bất kì hoạt động khai thác dầu sâu hơn 150 mét so với mặt đất.

Những lệnh trừng phạt này nhắm vào các ngành công tài chính, năng lượng và quốc phòng của Nga. Vào tháng 7-2014, EU đã ban bố một danh sách bao gồm các ngân hàng Sberbank, VTB, Gazprombank, Rosselkhozbank và Vnesheconombank, qua đó những ngân hàng này bị ngăn chặn tài trợ tài chính quốc tế dài hạn.

EU cũng cấm vận 3 công ty năng lượng lớn của Nga là Rosneft, Gazpromneft và Transneft trong việc huy động các khoản vay dài hạn từ thị trường vốn châu Âu. EU cũng ngừng các dịch vụ mà Nga cần cho việc thám hiểm dầu và khí đốt cho Bắc Cực, vùng biển sâu và các dự án dầu đá phiến.

Vào hôm 5-12, tập đoàn Gazprom của Nga đã kí một khoản vay trị giá 390 triệu euro với ngân hàng UniCredit. Tuy nhiên, EU từ chối đưa ra bất kì nhận xét nào về thông tin này, tuy nhiên, văn phòng ngoại giao EU cho biết việc áp dụng những biện pháp trừng phạt cần thiết là trách nhiệm của từng nước thành viên EU.