- Vai trò và vị thế của Việt Nam góp phần định hình tương lai châu Á
- Việt Nam là thành tố trung tâm của chuỗi cung ứng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Hợp tác kinh tế giữa hai nước đang là điểm sáng ở khu vực. Hai bên nhất trí cần sớm khôi phục các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cấp; thúc đẩy hợp tác an ninh quốc phòng; triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, nhất là cơ chế bộ trưởng về kết nối hai nền kinh tế; thúc đẩy thực hiện tốt các lĩnh vực hợp tác chủ chốt trong khuôn khổ Hiệp định Kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore (đầu tư, tài chính, công nghệ thông tin và truyền thông, giáo dục và đào tạo, giao thông, thương mại, dịch vụ).
|
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long |
Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế số, phát triển xanh và bền vững, từ đó khuyến khích đưa kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Singapore hướng tới tầm cao mới là “kết nối hai nền kinh tế trên nền tảng số”; đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển các khu VSIP theo hướng khu công nghệ cao, thông minh, thân thiện với môi trường; cũng như tận dụng hiệu quả các lợi ích từ các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới hai nước cùng tham gia (CPTPP, RCEP...).
Hai bên cũng tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đàm phán để đạt được một Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.