- Việt Nam đóng góp quan trọng, hướng tới hòa bình, ổn định và phát triển bền vững
- Sức nóng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2019
- Philippines từ chối điều tra chung với Trung Quốc vụ tàu cá bị đâm chìm ở Biển Đông
Tàu cảnh sát biển của Philippines
Thông tin mới nhất cho biết, lực lượng cảnh sát biển của Philippines vừa thông báo sẽ tiếp nhận một tàu tuần tra ngoài khơi, dài 84m do Pháp chế tạo vào tháng 12 tới. Đây được cho là tàu tuần tra “hiện đại nhất và lớn nhất” của lực lượng cảnh sát biển Philippines trong bối cảnh căng thẳng do tranh chấp chủ quyền tiếp tục gia tăng trên Biển Đông.
Trước đó, vào tháng 2 năm nay, Philippines cũng đã tiếp nhận 2 tàu cao tốc dài 12m do Nhật Bản tài trợ trong chương trình hỗ trợ chống khủng bố để trang bị cho lực lượng cảnh sát biển. Philippines trong vài năm qua đã bổ sung 14 tàu, thuyền và 2 máy bay vận tải vào lực lượng bảo vệ bờ biển vào năm 2013, và thêm 14 tàu nữa trong 3 năm sau đó.
Philippines bắt đầu đẩy mạnh việc trang bị thêm tàu cho lực lượng hải quân cũng như lực lượng cảnh sát biển của nước này sau vụ đối đầu đầy căng thẳng với Trung Quốc hồi năm 2012 tại bãi cạn Scarborough, khu vực mà Manila tuyên bố chủ quyền trước đó. Tàu hải quân Philippines sau khi đối đầu với các lực lượng tàu hải giám, hải cảnh (cảnh sát biển)… của Trung Quốc đã buộc phải rút đi để giảm căng thẳng, khiến Trung Quốc giành được quyền kiểm soát bãi cạn này từ đó tới nay.
Sử dụng lực lượng hải quân trong các hoạt động đối đầu, tranh chấp có thể dẫn tới xung đột, thậm chí không loại trừ cả chiến tranh, song dùng các lực lượng được xem là “dân sự” như hải cảnh, hải giám vẫn có thể khiến Trung Quốc đạt mục đích nhưng không dẫn tới xung đột, điều mà Bắc Kinh không muốn.
Chính vì thế, với toan tính sâu xa từ nhiều năm qua, Trung Quốc đã đầu tư ồ ạt để phát triển các đội tàu hải giám, hải cảnh. Theo tờ Asia Times (Thời báo châu Á), Trung Quốc hiện sở hữu lực lượng cảnh sát biển hùng hậu nhất trên Biển Đông. Từ năm 2013, Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG) trở thành lực lượng hùng hậu khi hợp nhất 4 lực lượng: Tuần tra Biên giới, Tư lệnh Chấp pháp Ngư nghiệp, Hải quan và Cục An toàn Hàng hải (MSA).
Lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc hiện được trang bị 164 tàu tuần tra, trong đó có các tàu tuần tra lớp Type-218 dài 41m, mỗi tàu được trang bị 2 súng máy 14,5mm. Năm 2007, hải quân Trung Quốc đã chuyển 2 tàu hộ vệ lớp Type 053H 1.700 tấn cho CCG và đây cũng là những tàu lớn nhất của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc vào thời điểm đó.
Việc tăng cường trang bị tàu lớn cho lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc có bước “đại nhảy vọt” vào năm khi Trung Quốc đóng tiếp 2 tàu “khủng” “Quái thú” có lượng giãn nước 12.000 tấn cho CCG, sau đó triển khai 1 tàu tại biển Hoa Đông và 1 tàu ở Biển Đông. Đây cũng là những tàu cảnh sát biển lớn nhất của Trung Quốc hiện nay với nhiều vũ khí hạng nặng trên khoang.
Các quốc gia ASEAN đã sớm nhận ra sự hung hăng của đội tàu “thân trắng” nhằm thực hiện các toan tính sâu xa của Trung Quốc nên gia tăng tàu cảnh sát biển. Ngoài Philippines, Indonesia từ năm 2005 đến 2017 cũng đã tăng tàu cảnh sát biển từ 9 lên 34 tàu, Malaysia cũng có đầu tư mạnh mẽ cho lực lượng cảnh sát biển…
Tuy nhiên, cho dù được đầu tư tới đâu, lực lượng cảnh sát biển của các nước ASEAN cũng khó so được với lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc. Vì thế, giới chuyên gia cho rằng các nước ASEAN nên thúc đẩy đoàn kết, hợp tác giữa các lực lượng bảo vệ bờ biển để đối phó với tham vọng của Trung Quốc.