- Xung đột Ukraine chỉ rõ Nga thắng Mỹ trên cả 3 mặt trận?
- Điểm nóng Donbass: Quân đội Nga diệt tiêu 300 tay súng ‘Chernya sotnyia’
- Xung đột Nga-Ukraine làm lộ ra ‘gót chân Achilles’ của quân đội Mỹ
|
“The Diplomat” dẫn nguồn từ báo điện tử Ấn Độ FinancialExpress.com hôm 24/7 đưa tin, giới lãnh đạo quân đội Indonesia đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng của thỏa thuận đặt mua phiên bản tổ hợp tên lửa bờ đối hạm BrahMos. |
|
Theo tờ báo Ấn Độ dẫn nguồn tin riêng cho biết, giao kèo lẽ ra đã được ký kết sớm hơn, nhưng bị trì hoãn do các vấn đề nội bộ của Indonesia, nên thỏa thuận dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau. |
|
Là sản phẩm của liên doanh Ấn-Nga BrahMos Aerospace thành lập ở Ấn Độ vào năm 1998, BrahMos là tên lửa hành trình siêu vượt âm nhanh nhất thế giới, với tốc độ tối đa trên Mach3 (gấp ba lần tốc độ âm thanh). |
|
Tên lửa này có thể được phóng từ tàu ngầm, tàu nổi, máy bay chiến đấu hoặc từ các nền tảng trên đất liền và bay với tốc độ cực nhanh, khiến nó gần như không thể bị bắn hạ bởi bất kỳ vũ khí chống tên lửa nào. |
|
Tờ The Diplomat nhận xét, những thế mạnh này đã khiến tên lửa chống hạm BrahMos trở nên rất hấp dẫn đối với các nước Đông Nam Á giáp với Biển Đông, vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một cách hết sức phi lý với cái gọi là "Bản đồ Đường chín đoạn". |
|
Tháng 1 năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố, nước này đã chính thức ký hợp đồng trị giá 375 triệu USD để mua 2 hệ thống bờ đối hạm BrahMos, nhằm tăng cường khả năng của hải quân nước này trên Biển Đông. |
|
Với thỏa thuận trên, Philippines đã trở thành quốc gia nước ngoài đầu tiên sở hữu hệ thống tên lửa này. Theo nguồn tin chính thức, các hệ thống tên lửa này sẽ do lực lượng Thủy quân Lục chiến (PM), thuộc Quân chủng Hải quân quản lý và điều hành tác chiến. |
|
Trong khi quân đội Philippines chọn phương án tên lửa chống hạm đặt tại căn cứ trên bờ (bờ đối hạm), thì theo các thông báo, ngoài các hệ thống bờ đối hạm, Indonesia còn hy vọng có thể bố trí tên lửa này trên các tàu chiến của mình. |
|
Theo dữ liệu của FinancialExpress.com, minh chứng cho luận điểm này là sự kiện nhóm chuyên gia của tập đoàn BrahMos đã đến thăm nhà máy đóng tàu của Indonesia để nghiên cứu khả năng lắp đặt tên lửa. |
|
Indonesia đã xác nhận mối quan tâm của họ trong việc mua hệ thống BrahMos ngay từ năm 2018, vì Jakarta và Ấn Độ đều rất quan ngại trước sức mạnh ngày càng lớn và những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. |
|
Không khó để nhận thấy ưu thế lợi ích đối với Indonesia từ việc mua sắm hệ thống vũ khí tiên tiến và hùng mạnh này, nhằm bảo vệ chủ quyền mà họ tuyên bố trên Biển Đông và các lợi ích hải dương có liên quan. |
|
Mặc dù từ năm 2011 hải quân nước này đã vận hành tên lửa hành trình chống hạm siêu âm “Yakhont” do Nga sản xuất, nhưng việc sở hữu hệ thống BrahMos hiện đại hơn sẽ tăng cường đáng kể năng lực của chống lại các tàu chiến hiện đại của Trung Quốc đang hiện diện ngày càng thường xuyên hơn ở phía nam Biển Đông, trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. |
|
Thêm nữa, những hợp đồng này có thể là xung lực khiến cả các nước Đông Nam Á khác cũng noi gương Indonesia và Philippines mua sắm tên lửa BrahMos - một loại tên lửa bờ đối hạm được coi là tiên tiến nhất trên thế giới, có khả năng vượt quan bất cứ hệ thống phòng thủ trên hạm nào. |