[ẢNH] Trung Quốc "hoảng hồn" khi phát hiện tiêm kích tàng hình J-20 rơi vào tay Mỹ

ANTD.VN - Một bức ảnh gây chấn động vừa xuất hiện trên các trang báo Trung Quốc khi có vẻ như chiếc tiêm kích tàng hình tối tân J-20 "Kiêu Long" của nước này đã lọt vào tay Mỹ.

Truyền thông Trung Quốc vừa có một phen giật mình khi phát hiện ra một chiếc tiêm kích tàng hình J-20 tối tân nhất của mình lại đang nằm trên đất Mỹ.

Sau khi so sánh một số đặc điểm nhận dạng thì địa điểm mà chiếc tiêm kích J-20 đang đỗ đã được xác định là sân bay Quốc tế Savannah-Hilton Head ở bang Georgia, Hoa Kỳ.

Sân bay Quốc tế Savannah Hilton Head nằm cách 13 km về phía Tây Bắc trung tâm thành phố Savannah, Quận Chatham, bang Georgia, Hoa Kỳ. Đây là sân bay lưỡng dụng dùng chung cho cả quân sự và dân sự.

Bức ảnh với thời gian chụp vào lúc 8 giờ 30 phút sáng ngày 5/12 theo giờ địa phương đã làm cho truyền thông Trung Quốc được một phen sôi sục.

Nhiều người dân nước này đã yêu cầu được làm rõ lý do tại sao tinh hoa của Không quân Trung Quốc lại đang nằm trên đất Mỹ.

Nếu để nguyên mẫu J-20 lọt vào tay Không lực Hoa kỳ thì gần như mọi bí mật của Không quân Trung Quốc sẽ bị tiết lộ cho đối phương.

Tuy nhiên không lâu sau đó mọi việc đã được giải quyết ổn thỏa, bằng một số phân tích cụ thể, chiếc J-20 tại Mỹ được xác định chỉ là mô hình.

Đây là điều chẳng có gì bất thường vì Không quân Mỹ luôn tạo ra những mô hình máy bay chiến đấu chủ lực của đối phương nhằm phục vụ công tác nghiên cứu.

Thông qua mô hình với kích thước thật, các kỹ sư hàng không sẽ xác định được phần nào diện tích phản xạ radar thực tế của chúng.

Bên cạnh đó thì khả năng thao diễn, tải trọng tối đa hay mức độ bộc lộ tín hiệu hồng ngoại cũng được nhận diện phần nào.

Ngoài ra với truyền thống của Không quân Mỹ, họ còn thành lập các đơn vị "quân xanh" phục vụ luyện tập đối kháng cho "quân đỏ".

Đơn vị "quân xanh" sẽ sử dụng chính máy bay chiến đấu của Mỹ nhưng được sơn màu sắc, biểu tượng và số hiệu giống với lực lượng đối địch tiềm năng.

Ngoài ra Mỹ còn bằng một số con đường để nhập khẩu nguyên chiếc tiêm kích MiG-29 hoặc Su-27 về cho những đơn vị này nhằm nâng cao độ trực quan cho các bài tập.

Mô hình chiếc tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc được tạo ra có lẽ cũng ít nhiều phục vụ cho công tác huấn luyện chiến thuật.

Mặc dù không thể bay nhưng nó cũng có thể trở thành mục tiêu hỗ trợ cho các phi công tập oanh tạc hay nhận diện đối thủ tiềm năng chính xác hơn.

Về phía Trung Quốc, họ cũng làm điều tương tự khi chế tạo các mô hình tiêm kích tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ để tiến hành nghiên cứu.

Gần đây Trung Quốc cũng học tập Mỹ cách thức sơn máy bay mô phỏng đối phương để huấn luyện thực chiến cho phi công tiêm kích của mình.

Điều này cho thấy Trung Quốc và Mỹ đã thực sự coi nhau là đối thủ lớn, tạo ra thế chân kiềng thực sự khi trước kia các cuộc đấu chỉ xoay quanh Hoa Kỳ và Nga.