[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’

ANTD.VN - Công ty Trực thăng Nga đang nghiên cứu phát triển phiên bản cải tiến của trực thăng hạm tàu Ka-52K Katran, điều này đã được thông báo bởi Tổng giám đốc Andrei Boginsky, tuy nhiên công việc không hề đơn giản.
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
Công ty Trực thăng Nga đang tích cực hoàn thiện trực thăng Katran. Theo thông báo, phiên bản mới (Ka-52M) sẽ sẵn sàng vào năm 2023. Hiện tại công việc đang được tiến hành để thống nhất biến thể hạm tàu với mặt đất.
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
Bốn nguyên mẫu đã vượt qua toàn bộ chương trình thử nghiệm trên mặt đất vào cuối năm 2019. Tới giữa năm 2020, ôngSergei Mikheev - nhà thiết kế chính của Trung tâm chế tạo trực thăng quốc gia Mil và Kamov nói rằng cỗ máy này đã sẵn sàng.
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
Tuy nhiên Bộ Quốc phòng Nga đã làm chậm quá trình này. Giới chức quân sự Nga cho biết họ chỉ đưa Katran vào biên chế và tiến hành xuất hàng loạt sau khi chiếc trực thăng đã được thử nghiệm trong điều kiện biển.
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
Nguyên nhân dẫn tới hành động trên được giải thích là bởi Bộ Quốc phòng Nga nhận thấy những sai sót lớn trên phiên bản Ka-52 Alligator mà Hải quân Ai Cập đã mua về để trang bị trên tàu sân bay trực thăng Mistral.
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
Alligator tỏ ra không thích hợp để hoạt động trong môi trường biển bất lợi về mặt hóa học. Các vấn đề kỹ thuật đã nảy sinh với động cơ, hệ thống điện tử hàng không, hệ thống định vị và thiết bị nhìn ban đêm.
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
Đây cũng là hậu quả của việc làm việc trong điều kiện khí hậu nóng, khiến cho động cơ mất công suất ở các chế độ bay khác nhau, cần lưu ý thêm đó là khí tài trên Alligator và Katran không có quá nhiều khác biệt.
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
Hiện tại cả phiên bản Ka-52 Alligator lẫn Ka-52K Katran đều đang được hiện đại hóa lên tiêu chuẩn Ka-52M, nhưng thực chất của quá trình này là sửa lỗi chứ không phải nâng cấp, rõ ràng nhà sản xuất sẽ phải chứng minh độ tin cậy của phương tiện.
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
Thậm chí một tiểu dự án nhằm gia tăng sức mạnh tấn công tầm xa cho các trực thăng Ka-52 thông qua việc trang bị cho chúng vũ khí mới cũng bị chỉ ra những điểm thiếu hợp lý và không dễ khắc phục.
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
Hiện tại tầm bắn của các tên lửa chống tăng tích hợp trên trực thăng vũ trang của cả Mỹ và Nga có phạm vi hoạt động chỉ trên dưới 10 km, khiến phương tiện phải chịu nguy hiểm vì đi vào vùng hoạt động của phòng không đối phương.
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
Để xóa bỏ giới hạn này, nhà sản xuất thông báo sẽ tích hợp cho Ka-52 (và cả Mi-28NM Night Hunter) tên lửa không đối đất tầm xa Hermes-A với phạm vi tác chiến lên tới 100 km, khiến máy bay không phải đi vào vùng nguy hiểm.
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
Nhưng chế tạo tên lửa có tầm bay lớn là một chuyện, còn việc đưa nó vào hệ thống điều khiển vũ khí lại là một việc hoàn toàn khác. Để thực hiện vụ phóng, phi công phải nhìn thấy rõ ràng mục tiêu.
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
Trạm định vị quang học GOES-451 thế hệ mới trang bị các kênh truyền hình và hình ảnh nhiệt cũng không phù hợp, nó chỉ cho phép phát hiện một chiếc xe tăng vào ban ngày ở khoảng cách 20 km và nhận ra mục tiêu trong cự ly 16 km vào ban đêm.
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
Đó là tầm nhận diện, còn để "khóa mục tiêu" và dẫn đường cho tên lửa một cách chính xác thì cự ly bị giảm xuống chỉ còn khoảng 10 km. Tức là không thể tận dụng khí tài GOES-451 để dẫn bắn tên lửa Hermes-A.
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
Với nhược điểm nói trên, rõ ràng việc đưa tên lửa tầm xa lên trực thăng chiến đấu tỏ ra quá thừa thãi, bị so sánh thông qua hình ảnh "vẽ rắn thêm chân" khi không thể chứng minh tính hiệu quả của phương pháp.
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
Có vẻ các nhà thiết kế Nga đang sa đà vào những ý tưởng "siêu thực" nhằm đáp ứng lời quảng cáo về vũ khí "độc nhất vô nhị" thường thấy mà thiếu quan tâm đến hiệu quả của chúng, cho nên không ngạc nhiên khi chính Bộ Quốc phòng Nga phải "tuýt còi".
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’
[ẢNH] Sai sót lớn khiến Ka-52M bị chính Bộ Quốc phòng Nga ‘tuýt còi’