- [ẢNH] Không phải tiêm kích F-35I hay bom GBU-39, đây mới là "vũ khí" S-300 Syria sợ nhất
- [ẢNH] Chiến thuật tấn công lợi hại của Không quân Israel khiến S-300 Syria không thể đánh trả
- [ẢNH] S-300 Syria bị coi là "hổ giấy" khi lại thất bại trước tiêm kích tàng hình F-35I Israel
|
Hôm 11/1, Không quân Israel một lần nữa dạo chơi như trốn không người, họ "nhẹ nhàng" phóng tên lửa hành trình tầm xa hủy diệt mục tiêu mặt đất nằm trong sự bảo vệ dày đặc của các hệ thống tên lửa phòng không Syria. |
|
Lưới lửa bảo vệ sân bay Damascus được xác định là tập hợp “hàng khủng” bao gồm S-200, Pantsir-S1 và đặc biệt là cả S-300PM (đã nâng cấp lên chuẩn S-300PMU-2 Favorit). |
|
Điều gây thất vọng nhất trong sự kiện vừa qua vẫn là việc tổ hợp S-300PM trong tay Quân đội Chính phủ Syria (SAA) vẫn hoàn toàn im hơi lặng tiếng. |
|
Theo đánh giá từ các nhà phân tích tình hình khu vực, không phải S-300PM chưa tham chiến (vì thực chất nó đã được phía Nga trao quyền điều khiển cho binh lính Syria) mà nó đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn. |
|
Với chiến thuật của Không quân Israel đó là phóng tên lửa hành trình từ cự ly xa, máy bay chiến đấu của họ có lọt vào radar trinh sát của S-300 cũng không phải lo sẽ bị bắn hạ. |
|
Trong khi đó tên lửa hành trình sau khi được máy bay phóng đi lại thực hiện quỹ đạo bay rất thấp và qua mặt đạn đánh chặn chuyên đánh tầm cao của S-300PM. |
|
Sau trận đánh, có nhiều ý kiến cho rằng phòng không Syria để dành đạn chờ máy bay Israel vào sát mới khai hỏa vì giá trị của quả đạn tên lửa 48N6 là khá lớn |
|
Nhưng cũng ngay lập tức có câu hỏi ngược lại rằng tại sao Không quân Israel phải cho F-15/16 bay sát vào ô phòng không của S-300PM khi họ thừa sức tung đòn tấn công tầm xa. |
|
Bên cạnh đó, trong vụ tấn công hôm 25/12 đã phát hiện mảnh bom đường kính nhỏ GBU-39 SDB trong đống đổ nát, đây là vũ khí được thiết kế dành riêng cho tiêm kích tàng hình F-35. |
|
Phạm vi hoạt động của quả bom GBU-39 này nhỏ hơn rất nhiều so với tên lửa hành trình Delilah, cho nên gần như chắc chắn tiêm kích F-35I Adir đã tham chiến. |
|
Bất lực trước chiến thuật tấn công bằng tên lửa hành trình tầm xa, nhưng khi F-35I đã tham chiến và bay hẳn vào ô phòng không của S-300PM mà hệ thống tên lửa được ca ngợi "trên mây" này vẫn án binh bất động đã cho thấy tính năng thực sự của nó chẳng hề được như quảng cáo. |
|
Cần lưu ý thêm rằng theo giới thiệu của người Nga, tổ hợp S-300PM của Syria đã được nâng cấp bằng các trang thiết bị mà Moskva chưa từng xuất khẩu cho bất cứ quốc gia nào. |
|
Với hệ thống quản lý bầu trời Polyana D4M cùng đạn tên lửa đánh chặn 48N6E3 tầm xa 250 km, thực chất S-300PM của Syria chẳng kém cạnh gì S-400 Triumf. |
|
Vậy nhưng màn thể hiện của S-400 trong vỏ bọc S-300PM của Syria vẫn là con số 0 tròn trĩnh, điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng cực lớn tới triển vọng xuất khẩu Triumf của Nga trong tương lai. |
|
Một tổ hợp tên lửa phòng không trị giá hàng trăm triệu USD nhưng không chứng tỏ được năng lực đánh chặn mục tiêu bay thấp, dễ dàng bị qua mặt bởi tiêm kích tàng hình chắc chắn sẽ khiến các khách hàng tiềm năng phải suy nghĩ lại trước khi quyết định rút hầu bao. |
|
Thậm chí đã có nhận xét cho rằng chính Nga mới đang là bên sốt ruột tìm cách bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ, vì nếu không nhanh chân "chốt" hợp đồng thì khả năng rất cao Ankara sẽ suy nghĩ lại và chọn PAC 3. |
|
Khác với S-400, tổ hợp tên lửa phòng không do Mỹ chế tạo đã bảo vệ an toàn cho thủ đô Riyadh của Saudi Arabia trước các cuộc tấn công tên lửa đạn đạo tần suất như cơm bữa của phiến quân Houthi, đây là ưu thế lớn của nó. |
|
Nếu viễn cảnh trên xảy ra thì đây thực sự là một bi kịch cho vũ khí Nga và chiến trường Trung Đông vẫn chứng minh nó là "cối xay thịt" chuyên hủy diệt danh tiếng của Liên Xô trước kia và nước Nga ngày nay. |