R-37M bắt đầu được nâng cấp từ phiên bản R-37 từ những năm 2000, nhằm tiêu diệt được các mục tiêu trên không ở tốc độ cao.
Theo nhiều nguồn tin, R-37M nặng 600kg, dài 4,2m, có tốc độ siêu thanh.
Việc sử dụng động cơ nhiên liệu rắn và lực đẩy khỏe mà tầm bay của nó được cho là từ 150km đến hơn 300km, tùy vào tức chế độ bay, đồng thời tốc độ ở kì cuối vươn tới Mach 6.
Tầm bay của R-37M gần gấp đôi tên lửa AIM-120 do Mỹ sản xuất và đang được sử dụng trong nhiều quốc gia NATO.
Tên lửa R-37M so với nguyên bản được cập nhật nhiều tính năng và công nghệ mới, nổi bật là hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp điều khiển bằng radar.
Radar của R-37M là loại chỉ thị mục tiêu Agat 9M1103M-350 có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly tới 70km, khóa mục tiêu ở cự ly 40km.
R-37M được ra đời để trang bị cho tiêm kích đánh chặn MiG-31BM. Mỗi chiếc MiG-31 có thể lắp 6 quả R-37M xếp thành 2 hàng dưới bụng.
Với tầm bắn xa của R-37M và kết hợp với tốc độ cao của MiG-31BM, cặp đôi này được trông chờ sẽ là khắc tinh của các loại máy bay báo sớm như Northrop Grumman E-2 Hawkeye và Boeing E-3 Sentry của Mỹ
Vào cuối năm 2016, tình báo Mỹ từng đưa tin Nga âm thầm đưa tiêm kích MiG-31BM cùng với tên lửa R-37M đến Syria để thử nghiệm.
Ngoài ra, R-37M cũng sẽ được sử dụng trên cả tiêm kích Su-35S và Su-57 thế hệ mới.