[ẢNH] Nga "giật mình" khi Pháp sẵn sàng cung cấp cho Ukraine tiêm kích Rafale cực mạnh

ANTD.VN - Không quân Ukraine đang tích cực tìm kiếm một dòng tiêm kích có nguồn gốc phương Tây nhằm thay thế phi đội MiG-29 và Su-27 đã cũ của mình.
[ẢNH] Nga
Không quân Ukraine có thể được bổ sung các máy bay chiến đấu đa năng hạng trung Dassault do Tập đoàn Rafale của Pháp chế tạo để thay thế phi đội tiêm kích đã cao tuổi của mình.
[ẢNH] Nga
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự kiến ​​thảo luận về hợp đồng bán loại tiêm kích này trong chuyến thăm của ông tới Kiev, trang dialogue.ua đưa tin sau khi tham khảo từ truyền thông Pháp.
[ẢNH] Nga
Theo nguồn tin, nhà lãnh đạo Pháp tin tưởng vào cơ hội giành được chỗ đứng của Dassault Rafale tại thị trường Ukraine. Tiêm kích Pháp sẽ thay thế MiG-29 được sản xuất từ thời kỳ Liên Xô hiện vẫn phục vụ trong thành phần tác chiến của Quân đội Ukraine.
[ẢNH] Nga
Bên cạnh đó, người ta cho rằng đã có một chương trình ở Pháp được khởi xướng nhằm hỗ trợ dự án cung cấp tiêm kích Rafale cho Ukraine. Cho đến nay, vẫn chưa có báo cáo cụ thể nào về số lượng máy bay chiến đấu được bán và giá thành của chúng.
[ẢNH] Nga
Rafale là máy bay chiến đấu đa nhiệm thế hệ 4,5 do Tập đoàn Dassault Aviation của Pháp chế tạo, nó thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tháng 7/1986 và chính thức được đưa vào thành phần tác chiến từ năm 2000.
[ẢNH] Nga
Máy bay được trang bị 2 động cơ phản lực SNECMA M88 công suất 50,4 kN mỗi chiếc (lên tới 75 kN khi bật tăng lực) cho tốc độ tối đa 2.250 km/h; tầm hoạt động 1.800 km; trần bay 18.000 m; tải trọng vũ khí 9.500 kg.
[ẢNH] Nga
Đây là thông số cực kỳ ấn tượng đối với chiếc tiêm kích có chiều dài 15,27 m và trọng lượng cất cánh tối đa chỉ 24,5 tấn (để so sánh, tiêm kích dòng Sukhoi của Nga mặc dù to lớn hơn nhiều nhưng chỉ mang được 8 tấn vũ khí).
[ẢNH] Nga
Với thiết kế khí động học ưu việt lại được sự hỗ trợ của cánh mũi, Rafale có thể thực hiện những pha quay ngoặt đột ngột cực kỳ linh hoạt trong không gian chật hẹp.
[ẢNH] Nga
Nhờ được tích hợp hệ thống tác chiến điện tử Spectra hiện đại nhất thế giới hiện nay, nhà sản xuất tự tin tuyên bố Rafale sẽ hoạt động an toàn trước hỏa lực đối phương.
[ẢNH] Nga
Bên cạnh đó, chi tiết đáng giá nhất của Rafale là nó có thể sử dụng tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn tối tân Meteor do Tập đoàn MBDA của châu Âu chế tạo, kết hợp cùng radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) RGE2 cho khả năng “thấy trước và bắn trước”.
[ẢNH] Nga
Chiếc chiến đấu cơ này đã được sử dụng trong các cuộc xung đột quân sự ở Afghanistan và Libya, cũng như tấn công tổ chức khủng bổ Nhà nước Hồi giáo - IS ở Iraq và Syria.
[ẢNH] Nga
Năm 2018, Ukraine và Pháp đã đồng ý về hợp đồng cung cấp 55 chiếc trực thăng Airbus cho Kiev. Với thành công trong quá khứ, Paris rất hy vọng họ sẽ giành được thương vụ mới.
[ẢNH] Nga
Tuy nhiên trước mắt Pháp sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ đến từ Mỹ bao gồm F-16 hay F-35 của Lockheed Martin hay JAS-39 Gripen do Tập đoàn Saab của Thụy Điển sản xuất.
[ẢNH] Nga
Ngoài ra vướng mắc khác là chưa rõ chính quyền Kiev sẽ lấy nguồn kinh phí từ đâu để mua sắm chiếc chiến đấu cơ nổi tiếng đắt đỏ như Rafale, đặc biệt vào lúc này ngân sách nhà nước Ukraine gần như đã cạn kiệt.
[ẢNH] Nga
Nhưng bất chấp hạn chế nói trên, việc Không quân Ukraine có thể sở hữu chiếc tiêm kích lợi hại như Rafale chắc chắn sẽ khiến Nga phải cảm thấy “giật mình”.
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga
[ẢNH] Nga