[ẢNH] Mỹ rút đi để lại cho Afghanistan cường kích 'bà già' kèm tên lửa 'hỏa ngục'

ANTD.VN - Cường kích AC-208B biệt danh 'bà già' được Mỹ trang bị cho không quân Afghanistan có sức chiến đấu khá hạn chế khi chúng chỉ được trang bị hai tên lửa AGM-117 Hellfire (hỏa ngục).
Không quân Afghanistan đang được trang bị khá hạn chế, hai loại chiến đấu cơ mạnh nhất của họ hiện nay đều thuộc loại cường kích là A-29 và AC-208B.
AC-208B là một biến thể quân sự mà Mỹ chế tạo riêng cho Iraq trên cơ sở của máy bay chở khách hạng nhẹ Cessna 208 Caravan vào năm 2014.
Sau đó nhận thấy dòng máy bay này có thể đối phó hiệu quả với các nhánh phiến quân, vì thế họ tiếp tục trang bị chúng cho không quân Afghanistan.
Tuy được liệt vào danh sách máy bay cường kích, nhưng trang bị của AC-208B lại khá hạn chế khi chúng chỉ có thể mang theo 2 quả tên lửa AGM-114 Hellfire.
Được biết AGM-114 Hellfire là dòng tên lửa không đối đất có trọng lượng khoảng 49kg, trang bị đầu đạn 9kg và đạt tầm bắn tối đa khoảng 8km.
Tuy được trang bị tên lửa không đối đất, nhưng AC-208B thường được sử dụng để làm máy bay tuần tra trinh sát.

AC-208B được trang bị các cảm biến hiện đại trong đó nổi bật nhất là hệ thống MX-15D EO/IR, với hệ thống này máy bay có thể dễ dàng phát hiện các căn cứ hoặc động thái điều binh của đối phương.

Do có trần bay thấp chỉ khoảng 7km, tức trong tầm với của một số loại tên lửa phòng không vác vai, vì thế AC-208B được trang bị các hệ thống phòng thủ hiện đại.
Nổi bật nhất là hệ thống phòngAAR-47 / ALE-47, hệ thống này sẽ dễ dàng phá sóng các loại tên lửa được đẫn đường bằng tia hồng ngoại cũng như các tín hiệu của tầng số vô tuyến khác.
AC-208B có chiều dài 12,6m, sải cánh 15,8m, chiều cao 4,5m. Trọng lượng cất cánh tối đa 3,9 tấn.
Máy bay được trang bị động cơ PT6A-114A có công suất 868 mã lực giúp máy bay có thể đạt vận tốc 344km/h.
Do được phát triển từ biến thể máy bay chở khách nên AC-208B có thể chở được 13 binh sĩ với trang thiết bị đầy đủ.
Hiện đơn giá của cường kích AC-208B vào khoảng 14,7 triệu USD. Hình ảnh nữ phi công Aghanistan điều khiển cường kích AC-208B tại sân bay của thủ đô Kabul.
AC-208B chỉ được phục vụ trong biên chế của không quân Iraq và không quân Afghanistan.
Do thiếu nhân lực nên các máy bay của Afghanistan bao gồm cả cường kích AC-208B đều được bảo dưỡng bởi nhà thầu dân sự Mỹ,