[ẢNH] "Siêu ong bắp cày" Mỹ vừa xới nát căn cứ Taliban

ANTD.VN -  Mỹ bất ngờ ra lệnh triển khai 4 đợt không kích với chến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet nhằm vào căn cứ của phiến quân Taliban để hỗ trợ quân đội chính phủ Afghanistan sau khi rút lực lượng khỏi nước này.
[ẢNH]
"Trong vài ngày qua, chúng tôi tiến hành các cuộc không kích để hỗ trợ lực lượng an ninh Afghanistan", phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby nói ngày 22/7 khi được hỏi về vụ không kích do tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet của hải quân Mỹ thực hiện ở tỉnh Kandahar, miền nam Afghanistan.
[ẢNH]
Đây là vụ không kích đầu tiên của Mỹ sau khi đại tướng Scott Miller thôi giữ chức chỉ huy các hoạt động quân sự của Mỹ tại Afghanistan và rời quốc gia Trung Á này hồi tuần trước, động thái mang tính biểu tượng cho việc kết thúc chiến dịch quân sự tại đây.
[ẢNH]
Quyền triển khai không kích nhằm vào Taliban hiện nay nằm trong tay đại tướng Frank McKenzie, chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung tâm của Mỹ.
[ẢNH]
Một quan chức quốc phòng Mỹ sau đó cho biết nước này triển khai 4 vụ không kích trong ngày 21 và 22/7 để hỗ trợ quân đội chính phủ Afghanistan theo yêu cầu của lực lượng trên mặt đất.
[ẢNH]
Ít nhất hai cuộc không kích nhằm phá hủy các thiết bị quân sự, gồm một khẩu pháo và một phương tiện mà Taliban đoạt được từ tay quân chính phủ Afghanistan. Hai cuộc không kích còn lại nhằm vào vị trí của Taliban trên chiến trường.
[ẢNH]
Các quan chức Mỹ kêu gọi lực lượng chính phủ Afghanistan sử dụng máy bay quân sự và lực lượng mặt đất do Mỹ huấn luyện để chống lại Taliban.
[ẢNH]
Tuy nhiên, quân chính phủ Afghanistan trong những tháng qua để mất nhiều vùng lãnh thổ vào tay Taliban, làm dấy lên nghi vấn về khả năng cầm cự của họ trước nhóm phiến quân sau khi Mỹ hoàn tất rút quân.
[ẢNH]
Trong cuộc họp báo ngày 21/7, đại tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, nói tương lai của Afghanistan nằm trong tay người Afghanistan, thúc giục họ khẳng định ý chí của mình trên chiến trường.
[ẢNH]
"Lực lượng an ninh Afghanistan đủ năng lực để chiến đấu và bảo vệ đất nước của mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ lực lượng an ninh Afghanistan khi cần thiết theo hướng dẫn của Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng", tướng Milley nói.
[ẢNH]
Động thái cho chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet không kích nhắm vào Taliban đã thể hiện cam kết hỗ trợ của Mỹ.
[ẢNH]
Tiêm kích hạm F/A-18 Super Hornet được đánh giá là một trong những 'sát thủ' đáng sợ nhất của Mỹ và thành công nhất thế giới hiện nay. Loại máy bay này đang là tiêm kích hạm chủ lực trên các tàu sân bay của Mỹ.
[ẢNH]
F/A-18E/F Super Hornet là loại máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay, chúng được phát triển từ dòng F/A-18C/D Hornet và bắt đầu biên chế cho Hải quân Hoa Kỳ vào năm 1999.
[ẢNH]
Super Hornet được Hải quân Mỹ đặt mua của hãng McDonnell Douglas vào năm 1992, nó bay lần đầu tiên vào tháng 11 năm 1995, hạ cánh lần đầu tiên trên tàu sân bay vào năm 1997 và đi vào hoạt động chính thức vào năm 1999, thay thế cho tiêm kích hạm F-14 Tomcat.
[ẢNH]
Hiện nay Super Hornet bao gồm 2 phiên bản là F/A-18E một chỗ và F/A-18F hai chỗ. So với F/A-18 Hornet thì phiên bản F/A-18E/F Super Hornet có kích thước to lớn hơn 20%.
[ẢNH]
Điều này giúp máy bay có tầm bay xa và khả năng hoạt động lâu dài trên không, phiên bản F/A-18 Hornet tuy được đánh giá cao về tính năng nhưng chúng vẫn có điểm yếu do tầm hoạt động ngắn.
[ẢNH]
Máy bay được thiết kế với chiều dài: 18.31m; Sải cánh: 13.62m; Chiều cao: 4.88m. Trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 30 tấn.
[ẢNH]
Máy bay được trang bị hai động cơ F414-GE-400 với lực đẩy đốt sau lên tới 98 kN giúp F/A-18E/F Super Hornet có thể bay với vận tốc Mach 1.6. Tầm bay lên tới 2.346km.
[ẢNH]
Về hỏa lực, F/A-18 Super Hornet sở hữu kho vũ khí khổng lồ, với 11 giá treo trên cánh và giữa thân, cho phép F-18 mang tải trọng 8 tấn vũ khí bên ngoài. Nó có thể sử dụng được nhiều loại bom, tên lửa cho đủ các nhiệm vụ đối không, đối hải và đối đất, tác chiến điện tử…
[ẢNH]
Trong nhiệm vụ đối không, F/A-18 Super Hornet được trang bị một khẩu pháo 6 nòng 20mm ở mũi máy bay cùng các tên lửa không đối không như AIM-9 Sidewinder, AIM-120 AMRAAM...
[ẢNH]
Trong nhiệm vụ chống tàu mặt nước nó có thể mang tên lửa chống hạm AGM-84 và có thể cả tên lửa chống radar AGM-88 HARM.
[ẢNH]
Trong tác chiến tấn công mặt đất, F-18 có thể được lắp đặt tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick, AGM-154 JSOW, AGM-158 JASSM, AGM-84 SLAM-ER và mang được nhiều loại bom, từ “bom ngu” tới “bom thông minh”.
[ẢNH]
Loại chiến đấu cơ được mệnh danh là “vũ khí của thần chết” này được trang bị màn hình điều khiển tinh thể lỏng đa dụng, hệ thống lái số fly-by-wire, kính nhìn ban đêm, mũ phi công JHMCS mang lại khả năng nhận biết đa trạng thái, nhiều mục đích cho phi công.
[ẢNH]
Radar quét mảng pha chủ động AESA APG-79 trên F/A-18 Super Hornet cho phép đồng thời tấn công đối không và đối đất. Hệ thống cảm biến quang điện chính và chùm laser chỉ định mục tiêu AN/ASQ-228ATFLIR cung cấp bản đồ mặt đất chi tiết ở cự ly xa.
[ẢNH]
Máy bay cũng được trang bị hệ thống đối kháng tổng hợp (IDECM) gồm hệ thống phòng vệ chống tên lửa, có khả năng phóng mồi bẫy ALE-47, ALE-50; radar cảnh báo AN/ALR67V3 và hệ thống gây nhiễu ALQ-65 hoặc ALQ-71; hệ thống thông tin số liệu chuẩn Link 16…
[ẢNH]
Khả năng tác chiến của F/A-18E/F Super Hornet đã được kiểm chứng qua thực tế chiến đấu trong rất nhiều chiến dịch tác chiến của Mỹ-NATO. Hiện loại chiến đấu cơ này được coi là dòng tiêm kích hạm thành công nhất hiện nay của Mỹ.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]