[ẢNH] "Bật mí" bí quyết ở nhà tránh dịch không lo tăng cân

ANTD.VN - Trước tình hình dịch Covid-19 kéo dài, việc ở nhà là cần thiết để hạn chế khả năng lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, việc ở nhà thường xuyên khiến mọi người có nguy cơ tăng cân do lối sống và thói quen sinh hoạt bị xáo trộn khá nhiều. Vậy làm cách nào để bạn vừa kiểm soát được cân nặng, vừa giúp bản thân khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng chống lại virus trong khoảng thời gian ở nhà tránh dịch?

 

[ẢNH]
Trong khoảng thời gian ở nhà tránh dịch, những thói quen xấu như ngủ nhiều, hạn chế tập thể dục thể thao, ăn uống "thả ga"... chính là nguyên nhân khiến bạn không kiểm soát được cân nặng của bản thân
[ẢNH]
Đặc biệt trong thời gian này, nhiều người có thói quen thức đêm để xem phim, làm việc... và ngủ bù vào sáng hôm sau. Thói quen thức khuya ngủ ngày trên là nguyên nhân chính gây ra những xáo trộn trong nhịp sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, nghỉ ngơi, học tập... Nó kéo theo một loạt các hậu quả xấu tới sức khỏe của bạn
[ẢNH]
Trong đó, việc thức khuya ngủ ngày sẽ dẫn tới tình trạng tăng cân không kiểm soát. Bởi, nếu bạn không ngủ ít nhất 6 tiếng vào ban đêm, quá trình chuyển hóa chất béo của cơ thể sẽ bị xáo trộn. Bên cạnh đó, càng thức khuya, bạn càng có xu hướng thèm ăn và ăn nhiều thực phẩm chứa đường hoặc giàu chất béo
[ẢNH]
Vì vậy, để kiểm soát cân nặng trong thời gian ở nhà tránh dịch, việc đầu tiên bạn cần làm là xây dựng lại trật tự sinh hoạt ăn uống, ngủ nghỉ, học tập, giải trí, thể dục thể thao điều độ cho bản thân và gia đình
[ẢNH]
Đặc biệt, bạn cần nghiêm khắc về thời gian ngủ của bản thân và các thành viên trong nhà. Theo các chuyên gia sức khỏe, nếu ngủ từ 21 – 22 giờ và thức dậy lúc 5 - 6 giờ sáng sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim, gan, thận và nguy cơ béo phì...
[ẢNH]
Ngoài ra, thời gian ngủ trung bình ở mỗi độ tuổi sẽ khác nhau do nhu cầu năng lượng và hoạt động trao đổi chất khác nhau. Do đó, bạn nên lưu ý để xây dựng lịch sinh hoạt phù hợp cho từng thành viên trong gia đình
[ẢNH]
Tiếp đó, bạn không nên dự trữ thức ăn quá mức. Trước tiên, do quy định hạn chế đi lại khiến nhiều người đổ xô đi tích trữ mì tôm, xúc xích, bánh mì đóng gói, đồ hộp... Những thực phẩm này vốn không cân bằng về dinh dưỡng (ít chất xơ, vitamin, khoáng chất, nhiều muối, và chất béo bão hòa…) mà lại giàu năng lượng và ít tạo cảm giác no
[ẢNH]
Ngoài ra, thức ăn luôn ở trong "tầm với" sẽ khiến bạn không tránh khỏi việc lấy chúng ra để dùng dần. Điều đó sẽ khiến việc tăng cân chỉ là chuyện "một sớm một chiều"
[ẢNH]
Bên cạnh đó, một số thực phẩm bảo quản không kỹ mà dự trữ lâu sẽ có nguy cơ phát sinh nấm mốc ảnh hưởng đến sức khỏe, gia tăng nguy cơ ung thư, nhất là ngũ cốc, đậu hạt và đồ khô. Ngoài ra dự trữ thức ăn quá nhiều rồi không để ý đến hạn sử dụng cũng gây hại cho sức khỏe
[ẢNH]
Dù cách ly toàn xã hội nhưng bạn vẫn có thể ra ngoài để mua nhu yếu phẩm cần thiết. Do đó, thay vì việc sử dụng những thực phẩm tiện lợi, bạn hoàn toàn có thể xây dựng kế hoạch bữa ăn lành mạnh với việc bổ sung thực phẩm tươi như rau quả, thịt, cá, trứng...
[ẢNH]
Đặc biệt, ưu tiên rau xanh và trái cây. Đây đều là thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp bạn vừa kiểm soát được cân nặng vừa tăng sức đề kháng cho cơ thể
[ẢNH]
Thời gian ăn uống cũng đóng vai trò quyết định đến cân nặng của bạn. Vậy nên, khi xây dựng kế hoạch ăn uống bạn cần đặt rõ thời gian cho các bữa trong ngày một cách khoa học, hợp lý và tuân thủ theo lịch trình đã đặt
[ẢNH]
Cụ thể, theo lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe, thời điểm lý tưởng để ăn sáng là 7-8h, bữa trưa từ 12h30-14h, ăn tối từ 18h-21h. Đây đều là thời điểm năng lượng từ bữa ăn trước đã được đốt hết, tránh được việc thừa thãi chất trong cơ thể
[ẢNH]
Trong những ngày dịch Covid-19, không thể phủ nhận những món ăn vặt như khoai tây chiên, bắp rang bơ, bánh kẹo, trái cây sấy... sẽ giúp tinh thần bạn phấn chấn hơn. Tuy nhiên, những món ăn trên rất dễ khiến bạn tăng cân bởi bản thân chúng chứa rất nhiều đường, chất béo. Do đó, để kiểm soát cân nặng trong mùa dịch bạn nên xây dựng kế hoạch ăn vặt một cách hợp lý
[ẢNH]
Thay vì việc sử dụng những món ăn vặt như bánh quy, snack... bạn có thể chuyển sang các loại trái cây tươi hoặc món ăn biến tấu từ nó. Tuy nhiên, bạn không cần bỏ hoàn toàn những món ăn vặt ưa thích, hãy ăn kiểm soát (ví dụ một buổi chỉ ăn một chén nhỏ khoai tây chiên, một chén vừa trái cây sấy). Mọi loại thực phẩm đều tốt ở một lượng hợp lý
[ẢNH]
Bên cạnh đó, bạn hãy thường xuyên uống nước. Bộ não thường nhầm lẫn giữa cơn đói và khát nước, vì vậy một ly nước sẽ làm giảm cơn đói của bạn. Hãy có 1 chai nước bên mình và nhấm nháp suốt cả ngày và uống ít nhất một ly trước bữa ăn và một ly trong bữa ăn
[ẢNH]
Ngoài ra, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều người lo lắng, kết hợp với việc ở nhà trong khoảng thời gian dài dễ tạo ra tâm lý stress. Nhiều người có xu hướng tìm đến ăn uống để lấp đầy sự trống rỗng do cảm xúc tiêu cực gây ra, khiến việc bản thân tăng cân lúc nào không hay
[ẢNH]
Để tránh việc căng thẳng dẫn tới tăng cân, bạn nên lập một kế hoạch giải trí với những hoạt động không liên quan tới đồ ăn để giúp bản thân "giữ miệng" khi ở nhà tránh dịch. Ví như bạn có thể dành thời gian để "cày" phim hoặc học những kĩ năng mới trên điện thoại, máy tính
[ẢNH]
Tuy nhiên, nếu dành quá nhiều thời gian để chỉ dán mắt vào màn hình điện thoại, máy tính cũng không phải là một phương án hay. Vậy nên bạn có thể thử đọc sách, nghe nhạc, làm đồ handmade, chăm sóc thú cưng... tất cả sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn
[ẢNH]
Hoặc, dọn dẹp nhà cửa, làm mới không gian sống cũng là ý tưởng không tồi để bạn thoải mái hơn trong mùa dịch. Việc để bản thân bận rộn như vậy sẽ giúp bạn đỡ "buồn miệng" mỗi lúc chán nản. Ngoài ra, căn nhà sạch sẽ cũng góp phần chống lại sự lây lan của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh
[ẢNH]
Đặc biệt, trong những ngày ở nhà tránh dịch, việc nằm hoặc ngồi lì một chỗ sẽ khiến bạn dễ tăng cân, cơ thể, tâm trạng mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm. Do đó, việc tăng cường vận động trong khoảng thời này là cần thiết để bạn vừa giữ được dáng, vừa khỏe mạnh về thể chất, trí não và tâm hồn
[ẢNH]
Bạn có thể tham khảo một số vận động có thể thực hiện tại nhà do Bộ Y tế và WHO gợi ý. Thời gian thực hiện các động tác trên là 30 phút/ngày đối với người lớn; đối với trẻ nhỏ, vận động thân thể 1 giờ/ngày (Ảnh: Bộ Y tế, WHO)
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]