- Metro Nam Thăng Long- Trần Hưng Đạo lại xin điều chỉnh chủ trương tăng vốn
- Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thẩm định các dự án cao tốc trọng điểm quốc gia
- Thống nhất vị trí đặt ga ngầm C9 hồ Hoàn Kiếm lùi sâu về phía trụ sở UBND TP Hà Nội
Trước đó, UBND TP Hà Nội đã đề nghị Bộ KH-ĐT xem xét, tổng hợp báo cáo Thủ tướng về hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo để làm cơ sở triển khai các thủ tục đầu tư tiếp theo.
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, dự án dự kiến sẽ vay vốn ưu đãi STEP từ Chính phủ Nhật Bản để đầu tư xây dựng, điều kiện của vốn vay STEP là nhà thầu chính dự án sẽ là các công ty Nhật Bản hoặc liên doanh giữa công ty Nhật Bản và công ty Việt Nam.
Phối cảnh ga ngầm C9 của tuyến metro Nam Thăng Long- Trần Hưng Đạo |
Tổng vốn đầu tư dự án được điều chỉnh tăng từ 19.555 tỷ đồng (khoảng 131 tỷ JPY, mức phê duyệt đầu tư năm 2008) lên 35.588 tỷ đồng (tương đương khoảng 200 tỷ JPY, mức vốn đề xuất phê duyệt đầu tư tại thời điểm hiện nay).
Về dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Thượng Đình, năm 2007, TP Hà Nội đã đề xuất tách tuyến đường sắt đô thị này thành hai dự án thành phần tương ứng với hai giai đoạn triển khai dự án.
Cụ thể, dự án thành phần 1 nối Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo có chiều dài 11,5km, điểm đầu ga C1 Nam Thăng Long, điểm cuối ga C11 trên phố Trần Hưng Đạo.
Dự án thành phần 2 nối Trần Hưng Đạo - Thượng Đình có chiều dài 5,9km, điểm đầu ga C11 Trần Hưng Đạo, điểm cuối ga C16 Thượng Đình.
Tuyến đường sắt Nam Thăng Long - Thượng Đình theo quy hoạch sẽ được đầu tư kéo dài tới sân bay quốc tế Nội Bài, nâng tổng chiều dài toàn tuyến lên khoảng 47,3km.