Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?

ANTD.VN - Mặc dù không có tính năng tàng hình hiện đại nhưng tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn có những ưu điểm vượt trội khiến Mỹ và NATO "lạnh gáy".
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Tiêm kích siêu thanh MiG-31 Foxhound mặc dù không thu hút được nhiều sự quan tâm như chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm, tuy nhiên nó vẫn là lá bài chủ lực của Không quân Nga đã, đang và sẽ gây ra cho Mỹ -NATO không ít mối lo ngại.
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
MiG-31 Foxhound được thiết kế dựa trên tiêm kích đánh chặn MiG-25 Foxbat, chúng có sự tương đồng ở hình dáng bên ngoài.
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Được trang bị hai động cơ D-30F6, chiếc MiG-31 hai chỗ ngồi có thể đạt tốc độ tối đa ấn tượng Mach 3,2 và trần bay trên 20 km. Nếu được tiếp nhiên liệu 1 lần trên không, nó đạt tầm bay tuyệt vời- lên tới 5.500 km.
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
MiG-31 hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm và có thể kết nối với các máy bay chiến đấu khác trong biên đội để phối hợp tác chiến, chia sẻ thông tin trong thời gian thực.
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Ngoài ra, Foxhound được đưa vào phục vụ với tư cách là máy bay chiến đấu đầu tiên của Liên Xô có khả năng nhìn xuống - bắn hạ mục tiêu nhờ vào radar mảng pha của nó. Đây cũng là tiêm kích đầu tiên duy trì hành trình ở tốc độ siêu thanh.
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Vũ khí của MiG-31 bao gồm bao gồm pháo hàng không Gsh-6-23 cỡ 23mm, đi kèm khả năng sử dụng tên lửa không đối không tầm xa R-37 và tên lửa tầm trung R-77, hay tên lửa tầm ngắn R-73.
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Hệ thống dẫn đường bằng radar thụ động cung cấp phạm vi tác chiến lên tới 400 km ở bán cầu trước và 110 km ở bán cầu sau. Radar Zaslon-M giúp Foxhound phát hiện các máy bay cỡ lớn và trung bình cách xa hơn 400 km.
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Biến thể MiG-K của Foxhound gần đây đã được trang bị tên lửa đạn đạo chiến thuật siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal. Vũ khí này có phạm vi bắn lên tới 2.000 km và di chuyển với tốc độ Mach 10, độ chính xác rất cao.
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của Foxhound diễn ra vào tháng 9/1975, nó chính thức được đưa vào phục vụ trong Không quân Liên Xô từ năm 1981. Kể từ đó, 519 chiếc đã được sản xuất và 370 chiếc đang thuộc biên chế Không quân Nga.
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Có thông tin cho biết 30 chiếc MiG-31 vẫn nằm trong thành phần tác chiến của Không quân Kazakhstan. Hầu hết những máy bay còn lại vẫn nằm tại các quốc gia trong không gian hậu Xô viết, mặc dù thông tin chi tiết về chúng rất ít.
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Thói quen của Nga là nâng cấp các khung máy bay cũ thay vì phát triển phi cơ mới, do vậy MiG-31 đã được nâng cấp thành biến thể MiG-31B từ lâu. Hiện tại một số lượng lớn trong Không quân Nga đã được nâng cấp lên chuẩn MiG-31BM hoặc MiG-31BSM.
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Những gói hiện đại hóa này đã bổ sung một số công nghệ quan trọng, bao gồm kiểm soát tác chiến tập trung vào kết nối mạng, tăng cường năng lực cho radar mảng pha và có thể là khả năng mang tên lửa siêu thanh.
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
MiG-31 chưa từng được xuất khẩu theo dạng thương mại. Mặc dù Syria đã ký hợp đồng mua một lượng nhỏ, nhưng họ gặp phải nhiều sức ép buộc phải rút lại thỏa thuận. Tuy nhiên có nguồn tin cho rằng chính phủ Syria có thể đang vận hành một số MiG-31.
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
MiG-31 cũng đã có kinh nghiệm chiến đấu ở Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã sử dụng chiếc tiêm kích siêu thanh này để tiến hành một vài vụ phóng tên lửa siêu thanh Kinzhal vào các mục tiêu của đối phương.
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Hiện tại đã có thông tin cho thấy một phiên bản cải tiến của MiG-31 với tên gọi MiG-41 sẽ có hiệu suất vượt trội trên tất cả các chỉ số, nó sẽ bay với tốc độ vượt quá Mach 5, đạt độ cao lớn và mang theo nhiều vũ khí mạnh mẽ hơn.
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Mặc dù vậy, dự án MiG-41 của Nga có vẻ đang lâm vào ngõ cụt do kỳ vọng vượt quá khả năng, bởi vậy vai trò của những chiếc MiG-31 dự kiến vẫn chưa bị thách thức trong ít nhất một thập kỷ tới.
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?
Vì sao tiêm kích siêu thanh MiG-31 Nga vẫn khiến NATO phải 'lạnh gáy'?