Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ cố giấu Nga vai trò của họ trong cuộc xung đột Ukraine?

ANTD.VN - Thổ Nhĩ Kỳ đang cố giữ im lặng về vai trò của mình trong cuộc xung đột Ukraine nhằm gây ảnh hưởng đến Nga, tờ Strategic Culture cho biết.

Trong cuộc xung đột Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng "giảng bài" cho Nga về cách ứng xử đúng đắn với NATO. Điều này chủ yếu liên quan đến các thỏa thuận an ninh giữa Nga, Mỹ và Liên minh Bắc Đại Tây Dương mà Điện Kremlin đề xuất với Washington vào cuối năm 2021.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho rằng tài liệu này là không thể chấp nhận được, vì nó bị nhận xét rất phiến diện. Theo ý kiến từ Ankara, lập trường của Nga nên mang tính "xây dựng" hơn.

Tuy vậy trên tờ Strategic Culture, nhà báo Robert Bridge lưu ý rằng những tuyên bố chống lại quan điểm của Liên bang Nga dựa trên việc im lặng trước các sự kiện lịch sử và chính trị quan trọng là điều cực kỳ bất tiện cho khối quân sự cũng như chính Thổ Nhĩ Kỳ.

“Bình luận của Ankara dựa trên cách đọc lịch sử một chiều và có chọn lọc. Trên thực tế, tính chất 'một phía' của cuộc đối đầu cho thấy khối quân sự này đã tiến sát biên giới của Nga một cách đều đặn kể từ khi Liên Xô tan rã".

Bất chấp những đảm bảo từ phương Tây vào năm 1990 rằng NATO sẽ không di chuyển 'một inch về phía đông', ngày nay khối quân sự này tiếp giáp với biên giới Nga tại các quốc gia Baltic bao gồm Estonia và Latvia",

"Trong khi đó, Ukraine với tình trạng bất ổn thường xuyên vẫn đòi hỏi phải được trở thành thành viên trong liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương"

Sự thật bất tiện thứ hai mà Ankara đang cố gắng che giấu Moskva là việc họ tham gia vào các sự kiện ở Donbass.

Theo ông Bridge, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ ra cho Nga "bản chất đơn phương" trong các đề xuất của họ, nhưng đồng thời ủng hộ Ukraine khi cung cấp vũ khí cho Kiev, đặc biệt là UAV Bayraktar TB2 mà Quân đội Ukraine dùng để chống lại ly khai.

Sự thật "không thuận tiện" như vậy khiến Ankara đang cố gắng che giấu.

“Chú thích quan trọng này trong các 'bài giảng' mà Ankara cung cấp cho Moskva đã bị xóa để thuận tiện cho toan tính của họ. Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng vũ khí được bán không thuộc về họ mà là của quốc gia mua nó".

"Điều này nghe như thể chúng ta đang nói về việc cung cấp thuốc, khi quốc gia xuất khẩu tuyên bố rằng họ không chịu trách nhiệm về hậu quả tiêu cực của hàng lậu nguy hiểm ở nước ngoài, mặc dù họ đã tìm mọi cách để ngăn chặn việc xuất khẩu”, bài báo viết.

Theo nhà phân tích của Strategic Culture, lập trường của Ankara về vấn đề này không chỉ một chiều mà còn cực kỳ nguy hiểm, do việc bán vũ khí cho Kiev sẽ tạo ra thêm nhiều rủi ro trong khu vực.

Tuy nhiên, mong muốn đạt được lợi ích dường như chiếm ưu thế trong những bước đi của Thổ Nhĩ Kỳ, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi nước này cố gắng né tránh chủ đề trên trong cuộc đối thoại với Nga.

“Cố tình trang bị vũ khí Ukraine giữa lúc nội bộ đang xung đột - và chính xác là ở thời điểm mà các lợi ích địa chính trị giữa NATO và Nga va chạm - là một động thái liều lĩnh và đầy nguy hiểm".

"Bất kỳ nguồn cung cấp nào mang lại cho một bên trong cuộc xung đột Ukraine lợi thế quân sự đều có thể vi phạm Thỏa thuận Minsk 2015, vốn đảm bảo tình trạng ngừng bắn trong khu vực”, ông Robert Bridge viết.

Tuy nhiên tác giả lưu ý rằng quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn nhiều tiềm năng. Vào ngày 2/1, hai Tổng thống Vladimir Putin và Recep Tayyip Erdogan đã thảo luận về quan hệ đối tác cùng có lợi và những đảm bảo an ninh theo đề xuất của Điện Kremlin.

Bài viết của tờ Strategic Culture kết luận: “Ankara và Moskva từng là đối tác đáng tin cậy và tinh thần hợp tác hiện nay dường như trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với mối quan hệ giữa NATO và Nga”.